Sau những ngày hừng hực khí thế “chiến dịch” giành lại vỉa hè cho người đi bộ, phần lớn những tuyến “đường thông, hè thoáng” trong những ngày ra quân, nay đâu lại vào đó, thậm chí còn lộn xộn, nhếch nhác hơn...
Đối với các đô thị nói chung, TP Hà Tĩnh nói riêng, vỉa hè không chỉ là hành lang đường bộ mà còn là không gian công cộng tạo nhiều lợi ích nếu được quản lý, sử dụng hợp lý.
Từ ngày 11 - 28/1, TP Hà Tĩnh tổ chức đợt ra quân lập lại trật tự kỷ cương đô thị, trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường Mai Thúc Loan, đoạn thuộc địa bàn xã Đồng Môn.
Lực lượng chức năng lập biên bản, giao trách nhiệm cho các hộ dân, chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tái lấn chiếm vỉa hè ở cửa ngõ phía Nam TP Hà Tĩnh sẽ bị xử lý theo quy định.
Công an TP Hà Tĩnh vừa tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết về trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự công cộng trên một số tuyến đường ở TP Hà Tĩnh.
Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ cộng; không nên cởi trần, nằm trên ghế đá và các hành vi gây phản cảm trong công viên; hạn chế sử dụng còi xe trong đô thị… là những quy tắc ứng xử nơi công cộng vừa được UBND TP Hà Tĩnh ban hành.
Trung tá Lê Ngọc Báu, Đội trưởng Đội Cảnh sát trật tự – Cơ động (Công an TP Hà Tĩnh) cho biết: Đây hoạt động thường niên nhằm thực hiện quy định của UBND thành phố Hà Tĩnh về việc xử lý lấn chiếm và kinh doanh trái phép trên vỉa hè.
Trong vòng chưa đầy 2 năm (từ 2016 đến nay), phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã xử lý dứt điểm gần 1.000 trường hợp vi phạm lấn chiếm đất công, với tổng diện tích hơn 5.000m2. Điều gì được xem là “chìa khóa" thành công trong việc giải quyết vấn đề nan giải này?
Sau khi Báo Hà Tĩnh điện tử cáo bài viết “Người đi bộ “khốn khổ” với “bẫy” trên vỉa hè” , phản ánh tình trạng thi công hạ ngầm lưới điện trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã đào xới vỉa hè, gây mất an toàn, vệ sinh và mỹ quan đô thị, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Tĩnh vào cuộc xử lý.