Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga

(Baohatinh.vn) - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới, chiều 6/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga. Dự lễ ra mắt có hơn 500 học giả, nhà nghiên cứu truyện Kiều.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan tỉnh Hà Tĩnh tham dự buổi lễ.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 1

Tác phẩm Truyện Kiều bản dịch tiếng Nga là công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt - Nga (các nhà Việt Nam học, Nga học) trong những năm qua đã tham gia các chương trình trao đổi, truyền bá văn hóa Nga - Việt như: Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng, dịch giả Đoàn Tử Huyến và Vũ Thế Khôi, nhà thơ Vasili Popov (Nga), nhà Việt Nam học người Nga - PGS Ngôn ngữ học Anatoli Socolov.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 2
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, xin trân trọng cản ơn Ban Tuyên giáo trung ương, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Đai sứ quán Nga tại Việt Nam, nhất là những tình cảm, việc làm tốt đẹp của PTS Nguyễn Huy Hoàng và nhóm dịch giả, nhà tài trợ đã giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành, xuất bản tác phẩm truyện Kiều bằng tiếng Nga.

Việc dịch tác phẩm Truyện Kiều sang tiếng Nga do ông Hoàng Văn Vinh - một doanh nhân thành đạt tại Nga quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tài trợ toàn bộ kinh phí. Ông Vinh là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Xvedlov - Liên bang Nga, đồng thời là TGĐ Công ty Zolotoi Drakon.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 3
Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng: Điều quan trọng nhất không phải là giải mã, chuyển nghĩa thông thường mà là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung “Truyện Kiều” mà không làm mất đi vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.

Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng - đại diện nhóm dịch giả, cho biết: trong quá trình dịch, nhóm dịch giả tuân thủ theo nguyên tắc là tác phẩm được dịch ra văn xuôi và hiệu đính lần thứ nhất, sau khi hiệu đính xong lần thứ hai mới dịch ra thơ. Bản dịch thơ được đối chiếu với bản dịch văn xuôi một cách kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở trao đổi, góp ý và cuối cùng thống nhất ý kiến.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 4
Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm KHXHNV Việt Nam - Võ Khánh Vinh: Bản dịch Truyện Kiều của các nhóm dịch giả Việt Nam và Nga lần này là một công trình tâm huyết; là nhịp cầu văn hóa giữa Liên bang Nga và Việt Nam, giúp bạn đọc và nhân dân Nga hiểu hơn về đất nước, con người và tâm hồn Việt Nam.

Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng, điều quan trọng nhất không phải là giải mã, chuyển nghĩa thông thường mà là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung “Truyện Kiều” mà không làm mất đi vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 5
Nhà tài trợ Hoàng Văn Vinh chia sẻ tâm tư tại buổi lễ

Đặc biệt, trong “Truyện Kiều” có tới 3.236 điển cố, điển tích, thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ Hán Việt nên nhóm biên dịch không kỳ vọng chú thích toàn bộ mà cố gắng diễn giải ngay trong từng câu thơ, giúp các độc giả nắm bắt được ý nghĩa nội dung.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 6
Nhà thơ Vasili Popov trả lời phỏng vấn báo chí

Bên cạnh đó, nhóm cũng thực hiện việc đánh số các câu thơ trong bản tiếng Nga nhằm giúp người đọc theo dõi nội dung của truyện thơ. Để giúp độc giả Nga các lứa tuổi, tầng lớp xã hội và học vấn khác nhau bước đầu tiếp xúc với tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong phần lời nói đầu của cuốn sách được viết khái quát về thân thế, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII.

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 7
Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh tặng hoa nhóm dịch giả và nhà tài trợ

Phần tóm tắt "Truyện Kiều" được viết một cách chọn lọc, tương đối chi tiết theo diễn biến của cốt truyện, sau đó là sự phân tích ngắn gọn, làm nổi bật “Truyện Kiều” là tác phẩm mang tính hiện thực và nhân đạo cao cả, một bộ tiểu thuyết bằng thơ được coi là một bộ Bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam trong quá khứ...

Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 8
Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với nhóm dịch giả, nhà tài trợ...
Ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch ra tiếng Nga ảnh 9
… và chụp ảnh với đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội

Được biết, đến nay, kiệt tác "Truyện Kiều" đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau với 35 bản dịch.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Khiêm đi về phía trường học, một nhóm học sinh vừa tan lớp buổi chiều ríu rít cất tiếng chào thầy, nụ cười hồn nhiên cùng ánh mắt sáng ngời lấp lánh. Anh mỉm cười vẫy tay với lũ trẻ rồi thoáng nghĩ về Linh...
Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.