Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh đang gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự khiến cán bộ nơi đây gặp khó trong quá trình công tác.
Đây là lớp đào tạo hết sức quan trọng do các chuyên gia đến từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 truyền đạt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Hà Tĩnh.
Số lượng người bị các rối loạn về tâm thần chưa được phát hiện đang khá lớn nên việc tăng cường sàng lọc trong cộng đồng là giải pháp quan trọng được cơ quan chuyên môn ở Hà Tĩnh triển khai.
Không nhận được tình yêu của cha, mẹ bị mắc bệnh tâm thần nhưng bằng nghị lực phi thường, em Trần Thị Hoa (SN 2010) - học sinh lớp 8B Trường THCS Hà Huy Tập (Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn để vươn lên học giỏi.
Nhiều người dân Hà Tĩnh khi nghe đến bệnh tâm thần là nghĩ đến bệnh "điên", thần kinh mà không biết rằng có nhiều loại rối loạn tâm thần khác trong xã hội hiện đại như: trầm cảm, lo âu, mất ngủ... ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống.
Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tăng cường biện pháp chăm sóc, quản lý người mắc bệnh tâm thần ở cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng và trong cộng đồng nhưng công tác quản lý, chăm sóc người mắc bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn…
11 năm nay, sau khi chồng mất, bà Phan Thị Vui (57 tuổi, ở thôn Lương Trung, xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) phải một mình vừa nuôi người con gái bị bệnh tâm thần, vừa chăm sóc bố mẹ chồng gần 90 tuổi.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hương Khê, Trạm Y tế và cán bộ y tế thôn ở xã Hương Long đã được tập huấn về việc khám, lập hồ sơ quản lý và điều trị bệnh nhân trầm cảm, động kinh.
Gần đây, tại điểm bùng binh thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) có 1 người phụ nữ thỉnh thoảng ra đường chặn xe ô tô xin tiền. Người này thường xuất hiện bất ngờ khiến lái xe giật mình, phanh gấp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.