Không chỉ gắn bó với nghề vươn khơi đánh bắt hải sản, người dân tại làng chài nhỏ ven sông Lạc Giang (còn gọi là sông Gon) thuộc thôn 7, xã Cẩm Phúc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã lựa chọn nghề nuôi cá vược trong lồng để phát triển kinh tế.
Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh mà khi ra đi không nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch hay mực nhảy Vũng Áng. Người dân Cẩm Xuyên cũng vậy, dù có đi đâu xa, làm gì cũng nhớ mãi hương vị dân dã như chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ của món quà quê mang tên bánh vo.
Sau dịch lở mồm long móng, người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh đã bắt đầu tái đàn, tăng đàn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và biến động giá cả, ngành chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi khoa học và không nên tái đàn ồ ạt.
Năm 2019, Công ty CP Dược Hà Tĩnh tạm ngưng liên kết sản xuất kim tiền thảo với các vùng sản xuất nguyên liệu trên địa bàn. Thay vào đó, công ty hướng sang trồng mã đề, song nhiều hộ dân không chấp thuận. Thực trạng này đang khiến cả nông dân và doanh nghiệp gặp khó.
Thực hiện tiểu tiêu chí nước sạch (nằm trong tiêu chí môi trường), đến nay, tỷ lệ dân số vùng nông thôn Hà Tĩnh được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 97%, trong đó, 46,7% được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia (QCVN 02:2009/BYT - Bộ Y tế).
Nhiều thôn, tổ dân phố không có đảng viên, có chi bộ lãnh đạo 3-4 thôn. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc đưa chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền về với người dân trở nên chậm chạp, mất thời gian và không mấy dễ dàng. Tuy vậy, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã có cách “gỡ”, vẹn cả đôi đường.
Nuôi tôm vụ đông rủi ro cao nên người dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tận dụng ao hồ đầu tư thả giống nuôi cua. Nuôi cua chi phí ít, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân.
Lê Quốc Hường - hậu vệ chủ chốt đội bóng CLB Nam Định mỗi khi ra sân thi đấu đều mang trên mình chiếc áo số 38 - con số gắn liền với quê hương anh, Hà Tĩnh.
Chiếc lưới "bát quái" được coi là công cụ "hủy diệt" thủy sản vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa Hà Tĩnh. Hoạt động khai thác này đang đe dọa nguồn lợi thủy sản của các địa phương.
T rong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh, các chuỗi liên kết đã có khá nhiều thành công. Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình liên kết bị “đứt gánh giữa đường”. Vậy, đâu là nút thắt? .. .