Nuôi cá vược, ngư dân làng chài Cẩm Phúc thu cả trăm triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Không chỉ gắn bó với nghề vươn khơi đánh bắt hải sản, người dân tại làng chài nhỏ ven sông Lạc Giang (còn gọi là sông Gon) thuộc thôn 7, xã Cẩm Phúc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã lựa chọn nghề nuôi cá vược trong lồng để phát triển kinh tế.

Là một trong những hộ gia đình đầu tiên phát triển mô hình nuôi cá vược trong lồng, bà Nguyễn Thị Mùi (SN 1947) cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu nuôi cá vược từ cách đây hơn 13 năm. Thời điểm đó, quy mô lồng bè còn hạn chế, chủ yếu được làm bằng tre, nứa, cây phi lao và giăng lưới phía dưới. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản cũng hạn chế nên năng suất chưa cao. Tuy nhiên, sau khi được xã tập huấn, tích lũy kinh nghiệm, mô hình nuôi cá vược trong lồng đã cho thu nhập ổn định, giúp gia đình phát triển kinh tế”.

Nuôi cá vược, ngư dân làng chài Cẩm Phúc thu cả trăm triệu đồng

Lồng được dựng bằng sắt và phao nhựa chắc chắn, tăng khả năng chống chọi với mưa bão

Theo thời gian, những lồng cá giờ đây đã được kiên cố hóa bằng những thanh sắt, phao nhựa chắc chắn, tăng khả năng chống chọi với mưa bão. Mỗi lồng có diện tích khoảng 27m2, được chia thành các ô nhỏ để thuận lợi trong việc chăm sóc cá theo từng lứa. Cá được thả sau 6 tháng thường có trọng lượng hơn 1kg và có thể xuất bán.

Nuôi cá vược, ngư dân làng chài Cẩm Phúc thu cả trăm triệu đồng

Mỗi lồng cá có diện tích khoảng 27m2, thả 450-500 con cá

Đã gắn bó với mô hình nuôi cá vược 5 năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thiên (SN 1974) đang có 4 lồng với khoảng 2.000 con cá. Anh Thiên cho hay: “Cá vược khá dễ nuôi, ít bệnh, lứa nhỏ thì cho ăn cám, cá lớn hơn thì ăn các loại ốc, cá nhỏ khác. Cá ngon và béo nên rất được khách hàng ưa chuộng. Dù gặp phải sự cạnh tranh từ cá vược Quảng Bình, nhưng với chất lượng cao hơn nên cá của chúng tôi vẫn được thương lái thu mua đều với giá 150 nghìn/kg”.

Nuôi cá vược, ngư dân làng chài Cẩm Phúc thu cả trăm triệu đồng

Anh Thiên thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm từ nuôi cá vược

Theo anh Nguyễn Văn Thiên, cá giống sẽ được thả theo từng đợt, xoay vòng để có cá bán quanh năm. Bình quân, 4 lồng cá của anh cho thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm, kết hợp với đánh bắt cá, làm lúa, đủ anh trang trải cho 4 người con ăn học.

Được biết, hiện xã Cẩm Phúc có khoảng 20 hộ dân đang phát triển mô hình nuôi cá vược trong lồng, mỗi hộ khoảng 4-5 lồng. Cá chủ yếu được bán cho thương lái, cung cấp cho các nhà hàng tại bãi biển Thiên Cầm hoặc bán trực tiếp tại chợ.

Nuôi cá vược, ngư dân làng chài Cẩm Phúc thu cả trăm triệu đồng

Cá chủ yếu được bán cho thương lái, cung cấp cho các nhà hàng tại bãi biển Thiên Cầm

Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc Hoàng Kim Thắng cho biết: “Mô hình nuôi cá vược trong lồng nhiều năm nay cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định. Sau hơn chục năm canh tác, người dân đã có đủ kinh nghiệm trong nuôi thả cá, tăng sản lượng và hạn chế rủi ro, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Trong thời gian tới, xã Cẩm Phúc tiếp tục khuyến khích các mô hình nuôi trồng thủy sản, khai thác hết tiềm năng phát triển kinh tế toàn xã”.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.