Chủ nhà Malaysia từng “chắc như đinh đóng cột” về việc không có VĐV nào của họ dính doping, song theo thông báo mới nhất có 3 VĐV tại SEA Games, trong đó có 1 VĐV Malaysia dương tính với chất cấm.
SEA Games 29 khép lại tại Malaysia vào hồi cuối tháng 8, những thông tin về Đại hội thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã lắng xuống, dù vậy nhiều VĐV vẫn "mất ăn mất ngủ" vì chưa biết mình có phải là người dính doping hay không.
Có 1 nhà vô địch SEA Games của Malaysia dính chất cấm
Ngày 5/9, ông Datuk Dr SS Cheema, người đứng đầu Ủy ban Y tế và chống doping của Kuala Lumpur (Malaysia) cho biết có 1 VĐV giành HCV tại SEA Games dương tính với chất cấm, ông này khẳng định rằng đây không phải là VĐV Malaysia mà là người của 10 quốc gia thành viên khác.
Tuy nhiên, theo tờ Thestar mới công bố hôm nay (3/10) thì kết quả xét nghiệm cho thấy có tổng cộng 3 VĐV dính chất cấm, trong đó có 1 VĐV của Malaysia. "Tôi có thể khẳng định rằng có 3 VĐV dương tính với doping. Hiện tại chúng tôi không thể tiết lộ thêm chi tiết nào. Ủy ban sẽ sớm thông báo về những kết quả này", tờ Thestar dẫn lời người đứng đầu Ủy ban Y tế và chống doping của Kuala Lumpur ông Datuk Dr SS Cheema.
Với tuyên bố trên có thể khẳng định hy vọng về một kỳ SEA Games không bị "vấy bẩn" bởi chất cấm của đoàn thể thao Malaysia coi như "phá sản". Trước SEA Games, chủ nhà Malaysia đã rất tích cực kiểm tra doping với các VĐV nước này, song rốt cuộc họ vẫn phải nhận tin không vui.
Ông Datuk SS-Cheema cũng từng tự tin tuyên bố: "Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể để cánh báo với các vận động viên của chúng tôi thông qua Uỷ ban Olympic quốc gia của (NOC), nhưng chúng tôi không kiểm soát được các nước khác".
Hội đồng Thể thao Quốc gia (NSC) và Học viện Thể thao Quốc gia (NSI) đã rất sốc khi hay tin một nhà vô địch giành HCV SEA Games của Malaysia là một trong số 3 VĐV dính chất cấm, bởi họ khẳng định đã kiểm tra 80% các VĐV nước này trước khi dự SEA Games.
Những quan chức cho biết, 3 VĐV dính doping kể trên sẽ tiếp tục được kiểm tra mẫu B trước khi họ công bố kết quả cuối cùng.
Hội thao là hoạt động sôi nổi, tạo sự gắn kết, giao lưu sôi nổi giữa các đoàn viên, đơn vị, thúc đẩy phòng trào thể dục thể thao tại Trường Đại học Hà Tĩnh.
Giải bóng chuyền hơi cựu chiến binh Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).
Giải bóng chuyền đệm, pickleball chào mừng ngày 20/11 do Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh tổ chức góp phần tăng cường gắn kết, nâng cao sức khoẻ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
Nhiều đội bóng trong đó có Hà Tĩnh đã chiêu mộ ngoại binh "khủng" để tăng cường sức mạnh tấn công tại giai đoạn 2 vòng 1, Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2024.
Trước thềm giai đoạn 2 vòng 1 Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia, bóng chuyền nam Hà Tĩnh đã tăng cường lực lượng, quyết tâm thi đấu thật tốt để hoàn thành mục tiêu trụ hạng.
Giải Vô địch điền kinh quốc gia năm 2024 chuẩn bị khởi tranh vào tuần thứ 2 của tháng 11/2024. Đội điền kinh Hà Tĩnh đang tích cực tập luyện, nâng cao thể lực, quyết tâm đạt thành tích cao nhất.
Trần Quyết Chiến - cơ thủ quê Hà Tĩnh vượt qua vòng bảng carom 3 băng World Cup ở Veghel, trong đó có chiến thắng 40-3 trước cơ thủ chủ nhà Glenn Hofman.
Nhiều vận động viên (VĐV) phong trào thừa nhận mắc sai lầm lớn khi vung tiền mua những cây vợt xịn để tập chơi pickleball dù chưa có nhiều am hiểu về môn thể thao mới này.
Giải Bóng chuyền nữ Hà Tĩnh năm 2024 được tổ chức tại huyện Hương Sơn thu hút gần 200 vận động viên đến từ 13 đội của các huyện, thị, thành tham gia tranh tài.
Tại Giải Đua thuyền Rowing vô địch châu Á diễn ra từ 10-13/10 tại Uzbekistan, Hà Tĩnh có 2 VĐV tham gia giải, trong đó có 1 VĐV giành được 2 huy chương.
Thắng đồng hương Dmitry Bivol bằng điểm trọng tài, tay đấm 39 tuổi người Nga Artur Beterbiev trở thành nhà vô địch tuyệt đối đầu tiên ở hạng bán nặng trong kỷ nguyên bốn đai.
Sau 2 ngày thi đấu sôi nổi, đội tuyển Hương Khê đã giành chức vô địch tại lễ hội đua thuyền truyền thống huyện NaKai, tỉnh Khăm Muồn (nước CHDCND Lào).