Hiện nay, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị bệnh thận mãn tính ở Hà Tĩnh ngày càng phổ biến. Thực tế đó đặt ra nhiều thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Khi thời khắc giao thừa đón năm mới Giáp Thìn sắp đến thì tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, những bệnh nhân chạy thận vẫn âm thầm chiến đấu với bệnh tật để sớm được về sum vầy cùng gia đình.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh có đơn nguyên thận nhân tạo đều bố trí đầy đủ nhân lực, vật tư hóa chất để hoạt động xuyên dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Qua đó, đáp ứng nhu cầu chạy thận của người dân trên địa bàn.
5 năm nay, bà Nguyễn Thị Tân bị suy thận phải chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Cũng chừng đó thời gian, ông Dần luôn “đồng hành” trong suốt quá trình điều trị, chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ cho vợ mình.
Suốt nhiều năm nay, nhiều người chạy thận ở Hà Tĩnh phải chống chọi với bệnh tật trong các căn phòng trọ tồi tàn, thiếu thốn đủ thứ. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận, nhưng tình người đã giúp họ xích lại gần nhau hơn.
Sáng mùng 1 tết Tân Sửu 2021, hơn 50 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh vẫn phải làm bạn với máy móc, dây lọc... để tiếp tục duy trì sức khỏe trong ngày đầu tiên của năm mới.
Nhằm đảm bảo an toàn cho khoảng gần 300 bệnh nhân chạy thận nhân tạo theo chu kỳ, BVĐK Hà Tĩnh đã “kích hoạt” kế hoạch đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa việc lây nhiễm giữa các bệnh nhân...
Gắn liền cuộc đời với những chiếc kim tiêm, máy lọc máu ở Phòng thận nhân tạo - Khoa Cấp cứu chống độc BVĐK Hà Tĩnh là những bệnh nhân đặc biệt. Phía trước còn nhiều khó khăn nhưng họ chưa bao giờ có ý định buông bỏ bởi đằng sau còn là sự đồng hành của đội ngũ y bác sỹ.
Gần 6 năm chạy thận, đều đặn mỗi tuần 3 lần, căn bệnh biến chứng dẫn tới suy tim, đái tháo đường khiến chị Nguyễn Thị Hương (SN 1975, ở thị trấn Thạch Hà) kiệt quệ. Đôi mắt đã mờ đục, việc đi lại khó khăn, chị Hương buộc phải xin ở lại BVĐK Hà Tĩnh điều trị và ước mơ được nhìn con tốt nghiệp THPT.
14 năm đằng đẵng chiến đấu với căn bệnh suy thận, cơ thể em ngày một suy yếu, gầy mòn. Thế nhưng Tuần vẫn gắng gượng chống chọi với những cơn đau, mỗi tuần 3 lần đi xe buýt đến bệnh viện chạy thận để giành giật sự sống.
Mỗi tuần 3 buổi, tài xế trên tuyến xe buýt TP Hà Tĩnh - Hương Sơn đã quen với hình ảnh cậu bé nhỏ thó khoác chiếc áo bệnh nhân đứng chờ xe ở trước cổng nhà (thôn Thịnh Lộc, xã Sơn Lộc, Can Lộc) để đến BVĐK tỉnh Hà Tĩnh chạy thận.