(Baohatinh.vn) - Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh vừa có văn bản đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH tỉnh về việc đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng huân chương các loại cho các tập thể, cá nhân.
Hà Tĩnh có được thành quả nông thôn mới như hôm nay là phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; huy động được sức dân, hình thành phong trào nhà nhà, người người làm NTM suốt 10 năm qua. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra phát triển sản xuất ở Hương Khê.
Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng,
Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh lấy ý kiến nhân dân về tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Tĩnh; Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể và 2 cá nhân, gồm: Nhân dân và cán bộ huyện Nghi Xuân; nhân dân và cán bộ TP Hà Tĩnh; nhân dân và cán bộ huyện Can Lộc; cá nhân ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; cá nhân ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020.
Ý kiến của nhân dân gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh (số 1 đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Tĩnh).
Sau 10 ngày đăng tải, nếu không có ý kiến phản hồi của nhân dân, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh sẽ làm các quy trình, thủ tục tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng theo quy định.
Khi rừng cờ đỏ sao vàng tung bay trong ngày 30/4/1975 mừng đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, lòng mỗi người dân Việt Nam đều trào lên niềm vui sướng và tự hào.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức khai trương tại trụ sở Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, 14 Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng 27/4/2025.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Với vị trí yết hầu, Hà Tĩnh là trọng điểm đánh phá, hủy diệt của máy bay Mỹ. Song, những cây cầu bị bom đánh sập lại được dựng lên, những con đường hư hỏng được khôi phục để đảm bảo thông suốt mạch máu giao thông chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Chiến tranh nhân dân là một di sản quý báu của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, thế trận chiến tranh được Hà Tĩnh triển khai linh hoạt, hiệu quả, giúp địa phương thực hiện tốt vai trò là hậu phương của tiền tuyến miền Nam và tiền tuyến của hậu phương miền Bắc.
Công trình “Sáng mãi tên anh” tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Bên dòng La xanh mát, nơi khí thiêng sông núi hòa quyện cùng mạch nguồn cách mạng, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang viết nên bản hòa ca mới, là hành trang vững chắc để quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.
Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), TP Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động lễ hội đặc sắc trải dài trong tháng 4, hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật độc đáo.
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đến thăm hỏi, tặng quà tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ. Cùng đi có Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh của các thương, bệnh binh, gia đình người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Thăm hỏi, động viên các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ lòng tri ân đối với những đóng góp, hy sinh to lớn của các gia đình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng mong muốn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
17 giờ ngày 26/4, Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn. Pháo binh của Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Quân khu 7 đồng loạt nổ súng trút bão lửa vào Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa, Nước Trong...
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh tin tưởng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương phát triển trong thời kỳ mới.
Trước kỳ họp Quốc hội khóa XV sắp tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng công tác tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý các dự án luật; góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập pháp.