Phần lớn các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, bao gồm các nghề như: mộc, gốm, rèn đúc, làm nón lá,… Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, bằng bàn tay khéo léo, tài hoa và khối óc sáng tạo của mình, các nghệ nhân đã làm rạng danh quê hương với những sản phẩm tinh xảo mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, cũng chính những thăng trầm đã khiến nhiều làng nghề không thể trụ vững và đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Để tiếp sức cho các làng nghề trong thời kỳ mới, thời gian qua Liên hiệp các Hội KH- KT (LHH) Hà Tĩnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện một số chương trình thiết thực, nhằm giúp các làng nghề vượt lên khó khăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn.
Sản phẩm từ nghề mộc |
Dự án “Nâng cao năng lực cho người dân theo hướng thương mại hoá để phát triển làng nghề truyền thống” do tổ chức JICA (Japan Internation Cooperation Agency) - Cơ quan hợp tác quốc tế tài trợ với tổng kinh phí 20 nghìn USD. Qua khảo sát, Liên hiệp các Hội KH- KT tỉnh đã triển khai dự án ở 3 làng nghề được đánh giá là hoạt động hiệu quả hiện nay, đó là: mộc Thái Yên (Đức Thọ), rèn đúc Đức Thuận và Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh). Hàng năm, mỗi làng nghề này có thể cho thu nhập đến hàng chục tỷ đồng, chiếm khoảng gần 40% thu nhập của xã.
Ngoài ra, sự lớn mạnh của làng nghề còn kéo theo sự phát triển các loại dịch vụ liên quan khác, làm thay đổi diện mạo của một vùng quê. Điển hình như làng mộc Thái Yên, sản phẩm đồ mộc đã mang lại cho xã trên 12 tỷ đồng mỗi năm. Riêng mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa lông có trị giá trên 30 triệu đồng. Hiện nay, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên là địa phương đứng thứ hai khu vực nông thôn của toàn tỉnh (chỉ sau Cương Gián- Nghi Xuân).
Ngọn lửa làng Rèn |
Dẫu vậy, kinh tế làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn mang nét cục bộ, được duy trì thông qua việc nối truyền của các thế hệ, dựa trên đúc rút kinh nghiệm là chủ yếu. Thêm vào đó, sản phẩm của những làng nghề này vẫn chưa thể vươn ra được thị trường tiêu thụ rộng lớn trên cả nước. Tính chất khép kín ấy sẽ bó hẹp sự phát triển của làng nghề trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay.
Với mục tiêu tập trung vào việc tư vấn, hỗ trợ người dân để cải tiến mẫu mã, chất lượng, năng suất, sản xuất các sản phẩm liên kết bằng việc áp dụng những tiến bộ của KH- KT, dự án là một trợ lực hữu ích cho các làng nghề trong vận hội mới. Đặc biệt, với việc tăng cường quảng bá sản phẩm, các làng nghề sẽ có cơ hội đẩy mạnh thương mại hoá, tăng thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế địa phương.
Từ cuối tháng 7, LHH đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người thuộc 3 xã : Thái Yên, Đức
bao giờ sản phẩm làng nghề vươn ra thị trường tiêu thụ rộng lớn? |
Thuận, Trung Lương, chọn ra những nghệ nhân tay nghề khá và có trách nhiệm với cộng đồng thành lập 3 nhóm làng nghề, mỗi nhóm 10 người. Tiếp đó, các thành viên được tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số làng nghề các tỉnh phía Bắc. Trong 4 ngày, các thành viên được học tập công tác quản lý, tổ chức sản xuất và phân công lao động trên quy mô lớn, nhất là việc thực hiện chuyên môn hoá các công đoạn kỹ thuật. Điều đó sẽ tạo cho các sản phẩm cao cấp của làng nghề đạt độ tinh xảo tuyệt đối, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của đời sống.
Thời gian tới, LHH sẽ tiến hành tập huấn cho các nhóm làng nghề với những nội dung như: bảo vệ môi trường làng nghề, thị trường tiêu thụ, phương pháp giới thiệu sản phẩm,…Đặc biệt, với việc trực tiếp bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng kỹ thuật chuyên ngành vào sản xuất do LHH tổ chức, sản phẩm các làng nghề sẽ có cơ hội vươn xa hơn trong vận hội mới. |