Năm 2025, ngành công thương Hà Tĩnh đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15% so với năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD.
Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Ngành công nghiệp Hà Tĩnh ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực khi chỉ số sản xuất trong tháng 8/2024 tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo nền tảng để Hà Tĩnh tăng khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh.
Công nghiệp Hà Tĩnh đang tập trung phát triển theo chiều sâu, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng gắn với đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh và bền vững.
Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (giai đoạn 1) ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn tất.
2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tạo đà bứt phá.
Mùa xuân đang về trên các công xưởng, nhà máy với niềm tin thắng lợi mới. Tín hiệu lạc quan từ các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Tĩnh là kỳ vọng về sự tăng trưởng bền vững cho ngành công nghiệp và tạo đột phá phát triển KT-XH.
Trước thềm xuân mới Giáp Thìn 2024, lãnh đạo tỉnh bạn, các chuyên gia, nhà đầu tư đã chia sẻ với Báo Hà Tĩnh về sự đồng hành cùng tỉnh nhà trên hành trình hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng.
Dự án hơn 1.555 tỷ đồng do VSIP làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 190 ha nằm trong Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), dự kiến khởi công vào cuối năm 2023.
Đi qua những ngày xưa cũ còn nhiều thiếu thốn, lo toan và mong ước, tháng 10 nay trở về đối với mỗi người dân Hà Tĩnh là tâm thế háo hức, xôn xao bước vào kế hoạch sản xuất vụ đông, chạy đua hoàn thành mục tiêu trên các công trường, nhà máy...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 979/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, miền Trung - Tây Nguyên có 6 khu vực được quy hoạch cảng cạn, trong đó có địa bàn Hà Tĩnh.
Với mức tăng trưởng cao của 2 ngành mũi nhọn là sản xuất thép và điện, tháng 8/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh ước tăng hơn 49% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh 7 tháng đầu năm 2023 đã lấy lại mức tăng so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu sự phục hồi và tăng trưởng sau thời gian dài giảm liên tiếp.
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác tối đa việc sử dụng các quỹ đất phát triển công nghiệp, góp phần cụ thể hóa phương án phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
Các doanh nghiệp và ngành công thương Hà Tĩnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giảm áp lực tồn kho để đẩy mạnh sản xuất, đưa ngành công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng.
GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,02% là “đòn bẩy” để Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các mục tiêu phát triển. Phát huy mạnh mẽ động lực tăng trưởng; huy động, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực… là “kim chỉ nam” để Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trong những tháng cuối năm.
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế đô thị là nhiệm vụ xuyên suốt của TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hướng đi được định hình rõ trên lộ trình xây dựng TX Hồng Lĩnh trở thành đô thị hạt nhân và là đầu mối kết nối các địa phương phát triển trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh theo hoạch định tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Kim chỉ nam” ngành công nghiệp Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh tăng 11% so với năm 2022 đang được hiện thực hóa với nhiều dự án trọng điểm gấp rút triển khai, tình hình sản xuất tiếp tục duy trì và phát triển...
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được kỳ vọng khởi sắc hơn trong quý II khi có 88,37% doanh nghiệp trong ngành dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh khả quan.
Theo kết quả khảo sát điều tra của Cục Thống kê Hà Tĩnh, có 88,37% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý II/2023.
Tháng tư về gợi lên bao xao xuyến, ấy là lúc trên khắp mọi miền quê Hà Tĩnh, thiên nhiên hòa quyện những sắc màu tươi thắm của cây trái cùng giọt mồ hôi mặn mòi của mỗi con người đang miệt mài lao động trên những công trình, nhà máy, làng quê.
Sở Công thương Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị phổ biến các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN,TTCN); phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN) thời kỳ 2021 – 2030; quy chế quản lý CCN cho các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn...
Thời điểm này, Nhà máy sản xuất Pin VinES đang tập trung tối đa khâu lắp đặt máy móc, thiết bị để sớm vận hành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp và nền kinh tế Hà Tĩnh.
Nếu như quý IV/2022, các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Tĩnh gặp khó khăn do đơn hàng giảm sâu thì những tháng đầu năm 2023 “gió đã đổi chiều”. Nhiều doanh nghiệp đã chốt đơn hàng đến giữa năm 2023.
Các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm vượt khó, tập trung tối đa cho sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2023 tăng trên 11% so với năm 2022.
Những ngày cuối năm Nhâm Dần, các nhà máy gấp gáp hơn trong guồng quay sản xuất, các đại dự án được điểm tên tiếp thêm niềm tin về sự phát triển bền vững của công nghiệp Hà Tĩnh. Hòa trong sức xuân của đất trời, của lòng người, bức tranh công nghiệp cũng bừng lên sức sống mới.