Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Với quy mô bề thế làm toàn bằng gốm, công trình ấn tượng này trị giá gần 1 triệu USD, thu hút rất đông khách thập phương tới chiêm ngưỡng.

Cảnh Đức Trấn thuộc Giang Tây, Trung Quốc, vốn nổi tiếng là vùng đất 2.000 năm lịch sử của gốm sứ. Đây là nơi người dân “sống và thở” cùng nghề gốm, với những sản phẩm xuất đi khắp mọi miền trên thế giới.

Và cũng chính nơi này còn sở hữu công trình ấn tượng, được đánh giá là một trong những tác phẩm tuyệt đẹp trong kho tàng gốm sứ Trung Hoa – cung điện bằng gốm của cụ bà gần 90 tuổi.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Cung điện được làm từ hơn 60.000 mảnh gốm của cụ bà gần 90 tuổi

Cụ bà Yu Ermei là chủ sở hữu của công trình bề thế này. Đó là tòa nhà hình tròn khổng lồ theo lối kiến trúc Thổ Lâu của Phúc Kiến gồm 3 tầng, được xây dựng từ hơn 60.000 món đồ gốm, nặng 80 tấn.

Những ô cửa sổ, cửa ra vào, trần nhà và tường đều trang trí bằng đồ gốm sứ nhiều màu sắc bắt mắt. Trong đó, nhiều mảnh gốm ở đây do chính tay bà Yu làm nên.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Các bức tường bao bọc bên ngoài

Cụ bà Yu lên kế hoạch xây dựng cung điện bằng gốm kể từ năm 2010 và mất 5 năm hoàn thành.

Dù đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà vẫn tham gia toàn bộ công đoạn, từ việc thiết kế chi tiết kiến trúc, cho tới giám sát quá trình xây dựng.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

“Tôi đã học cách làm đồ gốm sứ từ năm 12 tuổi. Vài chục năm sau, khi nghỉ làm cũng là lúc tôi bắt tay vào việc xây dựng cung điện. Ước mơ của tôi là tự tay xây một công trình gốm sứ của riêng mình, đẹp hơn cả ngôi nhà gốm ở Thiên Tân hay công viên Guell (Barcelona, Tây Ban Nha)”, bà Yu tâm sự.

Cung điện gốm có tổng diện tích 1.200 m2. Phía ngoài cổng được trang trí bằng những mảnh sứ nhiều màu sắc, với tấm biển có chữ với nội dung “Lịch sử hàng nghìn năm gốm sứ”.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Bà Yu tốn khoảng 5 triệu Nhân dân tệ (gần 17 tỷ đồng) cùng nhóm công nhân xây dựng công trình. Nhiều bức tường gốm bên trong được phủ lên bằng các bức tranh truyện cổ Trung Hoa, cảnh thiên nhiên, hình tượng các vị thần mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống hay bức chân dung các nhà lãnh đạo mà mà Yu yêu thích.

Bên cạnh đó, cung điện còn trưng bày một số tác phẩm gốm sứ từ nhiều nơi trên thế giới, biến nó thành bảo tàng thực sự.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Khuôn viên rộng lớn bên trong

“Người ta bảo tôi, bà quá già rồi, đừng làm nữa. Thậm chí con cháu cũng bảo tôi tốn thời gian, ném tiền qua cửa sổ. Nhưng tôi nói không có gì ngăn được thứ tôi muốn làm”. Bà Yu bày tỏ nguyện vọng của mình.

Dù có người từng trả hàng triệu USD để mua lại công trình, như bà Yu từ chối. Bà muốn xây dựng cung điện gốm sứ để lưu giữ vẻ đẹp của nghề gốm thủ công truyền thống, đồng thời như món quà dành tặng cho mảnh đất Cảnh Đức Trấn – nơi mang lại cho bà cơ nghiệp như ngày nay.

Cung điện bằng gốm giá hàng chục tỷ của cụ bà gần 90 tuổi

Cụ bà Yu bên các tác phẩm tường gốm của mình

Hiện nay, cung điện gốm sứ đã trở thành điểm đến nổi tiếng ở vùng Cảnh Đức Trấn của Giang Tây, thu hút rất đông du khách tới chiêm ngưỡng. Công trình mở cửa đón khách với giá vé vào cửa 25 Nhân dân tệ/ người (gần 82 nghìn đồng).

Theo dantri

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...