Cuộc cách mạng về giá chuyển nhượng cầu thủ tại Anh

30 năm trước, chữ ký gây sốc với cả nền bóng bóng đá Anh là Trevor Francis, cầu thủ đầu tiên ở Anh có giá 1 triệu bảng.

Di Maria là kỷ lục chuyển nhượng mới nhất của Premier League
Di Maria là kỷ lục chuyển nhượng mới nhất của Premier League

Thời đại đã đổi thay, và giá cả cũng thế, kể từ thương vụ cột mốc đó, với việc Angel Di Maria trong tuần này chuyển từ Real tới MU với giá gấp gần 60 lần. Mức phí chuyển nhượng xấp xỉ 60 triệu bảng là một kỷ lục mới với một CLB Anh, vượt qua mức 50 triệu bảng mà Chelsea đã bỏ ra cho Fernando Torres năm 2011.

Thương vụ Di Maria cũng đã khiến tổng chi tiêu cho chuyển nhượng của các CLB Premier League mùa hè này lần đầu tiên vượt qua cột mốc 700 triệu bảng. Hãy cùng điểm lại một lịch sử giá cầu thủ đã tăng chóng mặt ra sao ở Anh.

Mốc 100 bảng

Scot “Darlin” Willie Groves là cầu thủ Anh đầu tiên có giá 100 bảng, chuyển từ West Brom tới Aston Villa năm 1893. Trong khi tổng số tiền có thể thay đổi, chiến thuật chuyển nhượng vẫn vậy: Villa lúc đó bị phạt 25 bảng vì đã tìm cách đi đêm với cầu thủ này.

Là một ngôi sao từng khoác áo Celtic và Hibernian, Groves cũng có vai trò chủ chốt giúp West Brom giành Cúp FA trước đó 1 năm, và mang về chức vô địch Anh cho Villa năm 1894. Nhưng bất chấp mức phí chuyển nhượng, tương đương với 11.000 bảng hiện giờ tính cả lạm phát, Groves đã chết trong nghèo khó. Ông giải nghệ sau khi bị lao phổi và qua đời ở Edinburgh khi mới 39 tuổi, 15 năm sau vụ chuyển nhượng lịch sử.

Cột mốc đó nhanh chóng bị vượt qua, và Alf Common trở thành cầu thủ đầu tiên có giá 1.000 bảng. Common gia nhập Middlesbrough từ kình địch láng giềng Sunderland năm 1905 và giúp đội bóng mới trụ hạng thành công.

Những tiền đạo giá 6 chữ số

Phí chuyển nhượng cầu thủ tăng đều đặn trong thế kỷ 20, nhưng đặc biệt tăng mạnh vào các thập niên 1960 và 1970 khi các đội Anh bắt đầu tranh tài ở châu Âu. Denis Law có mức phí chuyển nhượng 6 chữ số khi trở về Anh từ CLB Torino của Italia: Manchester United bỏ ra 115.000 bảng để có Law.

Ông đã ghi bàn ở trận ra mắt gặp West Brom năm 1962, và có 237 bàn tổng cộng cho đội chủ sân Old Trafford, chỉ kém Sir Bobby Charlton trong danh sách ghi bàn mọi thời của Man United. Law chỉ kém 12 bàn so với Charlton, dù chơi ít hơn 354 trận.

Một cầu thủ đã 2 lần phá kỷ lục chuyển nhượng Anh là Allan Clarke, có giá 150.000 bảng khi chuyển từ Fulham tới Leicester năm 1968, rồi 165.000 bảng ngay năm sau đó khi qua chơi cho Leeds United.

Tiếp theo, tuyển thủ Anh từng vô địch World Cup 1966 Martin Peters gia nhập Tottenham từ kình địch cùng thành phố West Ham với giá 200.000 bảng vào năm 1970.

Cột mốc 1 triệu bảng

Hợp đồng mua cầu thủ 1 triệu bảng đầu tiên ở Anh xảy ra trước thời đại tin tức tràn ngập như ngày nay, nhưng thương vụ của Trevor Francis cũng nhận được rất nhiều sự chú ý. Ông tới Man City từ Nottingham Forest năm 1979.

Francis trong một buổi họp chiến thuật với HLV Brian Clough
Francis trong một buổi họp chiến thuật với HLV Brian Clough

Số tiền đó gấp đôi so với khoản phí chuyển nhượng mà Liverpool nhận được từ việc bán Kevin Keegan cho Hamburg 2 năm trước. HLV Nottingham khi ấy là Brian Clough không muốn cầu thủ mới của ông bị chú ý quá nhiều nên đề xuất giảm giá 1 bảng, khiến Francis có giá chỉ 999.999 bảng. Tuy nhiên, ông đã không tính kỹ: thêm vào đó thuế VAT, giá chuyển nhượng là 1,18 triệu bảng.

Đó là một hợp đồng gây tranh cãi, dù Forest giành 2 Cúp C1 trong những năm tiếp theo.

Các vụ chuyển nhượng triệu bảng nữa nối tiếp nhanh chóng, với Steve Daley rời Wolves sang Manchester City, trong khi đội bóng cũ của anh mua về Andy Gray từ Villa.

Giá cả thời Premier League

Những năm 1980, do các CLB Anh bị cấm thi đấu ở châu Âu sau thảm họa Heysel, các cầu thủ hàng đầu như Mark Hughes và Ian Rush đều chuẩn bị chuyển ra nước ngoài. Nhưng sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ và Premier League ra đời, một thời đại mới mở ra với bóng đá Anh.

Shearer trở lại quê hương Newcastle sau gần 10 năm.
Shearer trở lại quê hương Newcastle sau gần 10 năm.

Tiền đạo Andy Cole gia nhập Man United từ Newcastle trong một vụ chuyển nhượng đình đám trị giá 7 triệu bảng cộng thêm Keith Gillespie vào tháng 1/1995. HLV Newcastle khi đó Kevin Keegan nhận nhiều chỉ trích từ các CĐV do bán đi tiền đạo đã ghi 55 bàn trong 77 trận ở Premier League cho CLB, và Man United đã cướp mất chức vô địch ngay trước mũi Newcastle năm 1996.

Nhưng Keegan bù đắp lại cho đội bóng vùng Tyneside khi ông đưa về Alan Shearer từ Blackburn với giá 15 triệu bảng, một vụ phỗng tay trên của Man United. “Hợp đồng này là cho người dân Newcaslte. Nó cho thấy Newcastle United là một CLB tham vọng ra sao. Chúng tôi giờ là đội bóng có tư duy lớn nhất ở châu Âu”, Keegan nói.

Shearer đã ghi 206 bàn trong 404 trận suốt 10 năm ở St James’ Park cho tới khi giải nghệ năm 2006, nhưng Newcaslte chẳng giành được danh hiệu nào. “Tôi rất thích thú với việc được là cầu thủ đắt giá nhất thế giới”, Shearer nói. “Nó tạo ra áp lực và áp lực giúp tôi chơi tốt hơn. Khi đó tôi nghĩ nếu ai đó đủ điên rồ để trả ngần ấy tiền, thì đó là vấn đề của họ, còn với tôi đó là một vinh dự. Giờ nhìn lại, 15 triệu bảng chẳng là gì”.

Từ Rio tới Angel ở vùng Tây Bắc

Lần gần nhất Man United phá kỷ lục chuyển nhượng ở Anh là năm 2002. Sir Alex Ferguson đã mua về trung vệ Rio Ferdinand với giá 29,1 triệu bảng từ Leeds, sau khi đã chi ra 28,1 triệu bảng năm trước đó cho Lazio để đưa về đội trưởng ĐT Argentina, Juan Sebastian Veron.

Ferdinand rõ ràng có sức hút lớn. Hợp đồng 18,5 triệu bảng chuyển từ West Ham sang Leeds tháng 11/2000 vốn đã biến anh thành hậu vệ xuất sắc nhất thế giới rồi. Trong 12 năm khoác áo Man United, anh có 6 chức vô địch Anh, 2 League Cup và 1 Champions League.

Cột mốc 30 triệu bảng bị vượt qua ở Chelsea khi họ đưa về Andriy Shevchenko theo yêu cầu của ông chủ Nga Roman Abramovich. The Blues lại lập kỷ lục vào tháng 1/2011, chi ra 50 triệu bảng cho tiền đạo người TBN Fernando Torres từ Liverpool.

Chia tay Torres, Liverpool đón cùng lúc Carroll và Suarez.
Chia tay Torres, Liverpool đón cùng lúc Carroll và Suarez.

Thương vụ đó giúp đội chủ sân Anfield mua về Andy Carroll từ Newcastle (36 triệu bảng) và chân sút Luis Suarez người Uruguay (22,7 triệu bảng).

Các thương vụ kể trên cho thấy hoạt động chuyển nhượng có thể rủi ro ra sao. Torres thất bại hoàn toàn ở Chelsea trong khi Carroll được bán lại cho West Ham với giá chỉ 15 triệu bảng vào đầu năm 2013. Nhưng Suarez lại là một thành công lớn, và giờ đang ở Barcelona, sau một hợp đồng lên đến 75 triệu bảng.

Những thương vụ đắt giá nhất của các CLB Anh:

2014 - Angel di Maria (Real đến M.U), 59,7 triệu bảng

2011 - Fernando Torres (Liverpool đến Chelsea), 50 triệu bảng

2013 - Mesut Oezil (Real đến Arsenal), 42,4 triệu bảng

2011 - Sergio Aguero (Atletico Madrid đến Man City), 38 triệu bảng

2014 - Juan Mata (Chelsea đến M.U), 37,1 triệu bảng

2011 - Andy Carroll (Newcastle đến Liverpool), 35 triệu bảng

2014 - Alexis Sanchez (Barca đến Arsenal), 35 triệu bảng.

Theo Bongda+

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.