Cuộc ganh đua giữa ‘thần chết’ Excalibur Mỹ và Krasnopol Nga

Giới chuyên gia quân sự Nga đã giải đáp câu hỏi là trong hai loại đạn pháo thông minh Krasnopol của Nga và Excalibur Mỹ, loại đạn nào chính xác hơn?

Đạn pháo chính xác dẫn đường bằng laser

Hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã công bố một đoạn video bắn đạn pháo có điều khiển 2K25 Krasnopol trên thao trường ở khu vực Leningrad. Đây là thông tin giứi thiệu sự tiến triển của vũ khí pháo binh có độ chính xác cao và những phát triển mới nhất trong lĩnh vực này.

Đạn pháo dẫn đường đầu tiên là đạn pháo 155mm Copperhead của Lục quân Mỹ, đã được Lầu Năm Góc đưa vào hệ trang bị từ năm 1982. Phiên bản tương tự của Quân đội Liên Xô là đạn 152mm Krasnopol cũng đi vào sản xuất hàng loạt bốn năm sau đó.

Hai loại đạn pháo thông minh của Nga và Mỹ đều có các đặc tính và nguyên tắc hướng dẫn tương tự nhau. Trong phần lớn hành trình bay, đầu đạn được hiệu chỉnh bằng hệ thống quán tính (gần như "lái tự động") và khi sắp tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ khởi động đầu dò laser bán chủ động tự dẫn.

Tuy nhiên, cả hai loại đạn đều chỉ có thể bắn trúng mục tiêu nằm trong tầm nhìn của người điều hướng tia laser. Để làm được việc này, ít nhất là ba lính trinh sát pháo binh cần phải kéo theo trạm điều khiển hỏa lực tự động đến áp sát mục tiêu trong khu vực tác chiến. Nhưng để đến gần trước mặt kẻ địch mà không bị chúng phát hiện là việc không dễ dàng.

Trạm điều khiển hỏa lực tự động Nga mang tên là Malachite, có trọng lượng 42 kg. Ở đây, cần phải đặt ra các câu hỏi về sự sống còn của Malachite trong tác chiến. Mục tiêu phải được chiếu tia trong ít nhất 10-13 giây và trong thời gian này kẻ địch có thể phát hiện ra.

Chuyên gia vũ khí, tổng biên tập Tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" Viktor Murakhovski nhận định rằng, dĩ nhiên là đạn pháo hướng dẫn bằng tia laser còn có nhiều hạn chế, nhưng chính nó đảm bảo việc tiêu diệt mục tiêu chính xác nhất, với hiệu suất gần như tuyệt đối.

cuoc ganh dua giua chet excalibur my va krasnopol nga

Ảnh lớn: Mỹ bắn M982 Excalibur từ lựu pháo xe kéo M777; Ảnh nhỏ: Nga bắn Krasnopol từ lựu pháo tự hành Msta-S

Ngoài ra, trong chiến tranh hiện đại ngày này, chúng ta không nhất thiết phải mang thiết bị phát tia laser để sát mục tiêu, vì có thể lắp đặt chúng trên các điểm trinh sát di động, máy bay trực thăng hoặc thậm chí cả máy bay không người lái; do đó đảm bao sự an toàn cho binh sĩ.

Mỹ tin tưởng GPS những vẫn phải quay lại với laser

Cuối những năm 90, quan điểm của Hoa Kỳ và Nga về sự phát triển của pháo binh dẫn đường đã khác nhau. Người Nga vẫn tiếp tục chú ý hoàn thiện phiên bản Krasnopol dẫn bắn bằng laser, còn người Mỹ tin tưởng hoàn toàn vào việc dẫn đường bằng vệ tinh.

Năm 2006, Lầu Năm Góc đã nhận vào trang bị loại đạn pháo M982 Excalibur, được hướng dẫn bằng GPS, phiên bản hiện đại nhất hiện nay có thể bắn xa tới 57km.

Kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh Iraq làm giới quân sự ở Lầu Năm Góc phấn khích: 92 phần trăm đạn rơi trong bán kính chỉ 4 mét xung quanh mục tiêu. Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường vệ tinh đã làm giảm sự phụ thuộc vào điều kiện khí tượng: Những đám mây thấp, sương mù mạnh hay ô nhiễm khói không còn là một trở ngại nữa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, Excalibur có một nhược điểm rất lớn có thể làm lu mờ mọi lợi thế.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.