Ngoài việc Tập đoàn TH đang khảo sát triển khai 3 dự án lớn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ký “Biên bản ghi nhớ” hợp tác, Hà Tĩnh cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất sợi gần 600 tỷ đồng ở TX Hồng Lĩnh.
Trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam, Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh tự hào đã có nhiều đóng góp quan trọng trên mặt trận đối ngoại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN.
5 năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Tĩnh giảm mạnh khiến vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 cũng giảm mạnh qua các năm.
Vượt qua bao sóng gió, Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định ý chí quật cường, tinh thần phát triển với nhiều cách làm sáng tạo trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mục tiêu phát triển. Hà Tĩnh khép lại năm 2019 với những kết quả tạo được động lực mới, vững vàng cho hành trình phát triển tiếp theo…
Phát huy các tiềm năng, lợi thế cùng với chính sách mở cửa, hội nhập, năm 2019, Hà Tĩnh tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa cho biết, tính đến trung tuần tháng 11/2019, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 97 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 3.834 tỷ đồng và 6 dự án FDI với tổng vốn 12,8 triệu USD (tương đương hơn 296 tỷ đồng).
Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn; thực hiện tốt và hiệu quả công tác cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn... nên tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2019 của Hà Tĩnh ước đạt 14.320 tỷ đồng (bằng 37% kế hoạch, bằng 101,15% so cùng kỳ).
Sáng 2/7, Đoàn cán bộ Viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về công tác hội nhập quốc tế của địa phương trong thời gian qua.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu duy nhất Hà Tĩnh không đạt kế hoạch năm 2018, nhưng phân tích kỹ, bức tranh toàn cảnh về đầu tư trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng…
Tính cả vốn cấp mới, tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, 11 tháng đầu năm, đã có 30,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Vốn giải ngân thì đã đạt 16,5 tỷ USD.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh đã chấp thuận 98 dự án, trong đó 91 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 4.540 tỷ đồng và 7 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 84 triệu USD.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 806 dự án vào đầu tư, trong đó 735 dự án trong nước, với tổng số vốn đăng ký trên 106.921 tỷ đồng và 71 dự án FDI, với số vốn đăng ký hơn 11,995 tỷ USD.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 8/8 bị một tòa án ở Kuala Lumpur truy tố 3 tội danh rửa tiền liên quan đến cuộc điều tra Quỹ Đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB).
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính chung trong hai tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là hơn 3 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2016, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 8 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 154,24 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015.