Di tích thành phế tích: Cần “lời giải" về cơ chế!

(Baohatinh.vn) - Làng xã “gánh” một phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa. Trong đó, tâm điểm của làng là đình, chùa, đền, miếu... và lễ hội. Do đó, việc khoanh vùng, bảo vệ, phục dựng các di tích, phế tích là một đòi hỏi khách quan, cần thiết và quan trọng.

Từ việc dân làm “sống dậy” di tích

Trong những năm qua, Hà Tĩnh có nhiều di tích được xếp hạng. Trong số này, phần nhiều là những di tích được nhân dân phục hồi, tôn tạo. Cùng với đó, người dân cũng đã chủ động dịch các sắc phong, hệ thống Hán tự nơi di tích thành văn tự quốc ngữ để giáo dục và lan tỏa giá trị.

di tich thanh phe tich can loi giai ve co che

Sau khi "đào" được đền Tam Lang, nhân dân thôn Đại Hải (Thạch Hải - Thạch Hà) đã tôn tạo lại di tích này...

Dân gian có câu “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, điều đó cho thấy sự coi trọng của nhân dân đối với các di tích văn hóa nằm trong khu vực làng. Hầu hết, người dân đều có tâm niệm muốn phục hồi những di tích đã có, đây chính là nguồn gốc để phục hồi các di tích đã được xếp hạng. Từ nguyện vọng, nhân dân bàn bạc kế hoạch, huy động nguồn lực, sẵn sàng bỏ tiền của để tôn tạo.

Có thể dẫn chứng qua nhiều di tích như miếu Trửa (Thạch Đỉnh – Thạch Hà) các cụ cao niên huy động được khoảng 500 triệu đồng; đình Trung Tiến (Phù Việt) con em xa quê và dân làng quyên góp 1,2 tỷ đồng… Bên cạnh đó, nhiều di tích đã được xếp hạng nhưng xuống cấp nên người dân cũng đã xin tu bổ, tôn tạo bằng nguồn xã hội hóa như: mộ trạng nguyên Bạch Liêu (Thiên Lộc, Can Lộc) 120 triệu đồng; đền Yên Tràng (Kim Lộc, Can Lộc) 800 triệu đồng; chùa Đá (Tùng Ảnh, Đức Thọ) hơn 10 tỷ đồng; nhà thờ họ Lê ở Trung Lễ (Đức Thọ) hơn 1 tỷ đồng…

Với việc phục dựng, tôn tạo, nhiều di tích đã phát huy giá trị, trở thành nơi để hàng năm làm các lễ tế dân gian như: rằm tháng giêng, lễ khai hạ, kỳ phúc lục ngoạt, lễ rằm tháng bảy… Nhân những ngày lễ trọng, nhiều địa phương tổ chức các sinh hoạt văn hóa, thể thao, từ đây thắt chặt thêm tình đoàn kết, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, vật chất của các làng quê.

Cần lắm “lời giải” về cơ chế

Hiện nay, trong công tác quản lý, chưa thấy có văn bản chỉ đạo việc phục dựng các phế tích và coi đó là điều cần thiết. Ngay cả trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trong bộ tiêu chí cũng không đề cập đến đình, miếu, đền và các lễ hội nói chung. Về mặt ngân sách, hàng năm, tỉnh phân bổ bình quân trên 10 tỷ đồng nhưng là để đầu tư chống xuống cấp cho các di tích đã được xếp hạng. Ngay cả đối với những di tích này, nguồn lực của các huyện hầu hết hàng năm cũng không phân bổ. Lí do các huyện đưa ra là, kinh phí khó khăn, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị và đầu tư khác. Chính những lí do này đã làm cho các phế tích “ra rìa”, trong khi đó, nhiều di tích đã xếp hạng tiếp tục xuống cấp.

di tich thanh phe tich can loi giai ve co che

... Tuy nhiên, những chi tiết mỹ thuật thời ấy như con rồng này đã buộc phải loại bỏ vì không đủ kiến thức để phục dựng.

Nhiều cán bộ làm công tác văn hóa lâu năm băn khoăn, trong khi Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa, vậy mà, nguồn lực đầu tư cho di tích chưa tương xứng, có cấp chưa quan tâm, so sánh với các chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng thì quá chênh lệch.

Từ thực trạng hàng trăm phế tích, chính quyền cần phải có giải pháp bảo vệ cả khuôn viên lẫn hiện trạng, chống tình trạng xâm hại. Cùng với đó, cần coi trọng việc bảo vệ các văn bản liên quan, chú trọng chuyển ngữ sắc phong cũng như hệ thống Hán tự còn lưu lại, làm tốt công tác lưu trữ. Đặc biệt, cần tiến hành kiểm kê hiện trạng, khảo sát kỹ những chi tiết còn lại. Đây chính là căn cứ quan trọng để phục hồi, không làm mất đi dáng vẻ của di tích.

Hàng trăm phế tích đang hàng ngày đối mặt với các rủi ro, thiết nghĩ, đã đến lúc, về mặt quản lý, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này. Bởi xét cho cùng, đấy cũng là quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân.

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...