Điều gì khiến chiếc kính dày cộp giật giải thưởng CES 2021?

Thoạt nhìn, chiếc kính của công ty khởi nghiệp VOY (Mỹ) có thiết kế dày cộp, không bắt mắt. Tuy nhiên, công nghệ ẩn chứa bên trong đã giúp sản phẩm này giật Giải thưởng sáng tạo năm 2021 của CES.

Điều gì khiến chiếc kính dày cộp giật giải thưởng CES 2021?

VOY sử dụng công nghệ do nhà vật lý đạt giải Nobel Luis Walter Alvarez phát triển. Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail đưa tin được giới thiệu tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng năm 2021 mới đây, VOY Glasses đã thu hút sự chú ý khi là loại kính đầu tiên trên thế giới có thể điều chỉnh để phù hợp khi nhìn từ cả khoảng cách gần lẫn xa.

Mặc dù, thiết kế không quá ấn tượng nhưng chiếc kính này được hứa hẹn là “lời tạm biệt” đối với kính đọc sách thông thường. Những ngày tháng lục tìm kính đọc sách của bạn có thể sớm trở thành dĩ vãng với VOY Glasses.

Chiếc kính này có thể dễ dàng thay đổi độ mạnh bằng cách xoay nấc trên gọng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người đeo. Họ có thể điều chỉnh tiêu cự của kính từ -5 đến +2 trong tích tắc, loại trừ nhu cầu phải đem theo nhiều cặp kính bên người. (Xem video dưới đây. Nguồn: Daily Mail)

Công ty VOY có trụ sở tại San Francisco hy vọng cặp kính của họ có thể giúp ích cho những người bị chứng lão thị - một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt vào các vật thể ở gần và khiến người mắc phải cần nhiều loại kính khác nhau cho các hoạt động khác nhau.

Trên website của công ty, các nhà thiết kế VOY Glasses giải thích: “Bạn chỉ có thể điều chỉnh từng bên mắt, sau đó tinh chỉnh tầm nhìn với cả hai bên để quan sát thoải mái nhất”.

VOY Glasses sử dụng một loại công nghệ được phát triển đầu tiên bởi nhà vật lý đạt giải Nobel Luis Walter Alvarez vào thập niên 1960.

Công nghệ này dựa trên hai tấm polycarbonate ở mỗi bên của kính, chúng sẽ trượt ngang nhau khi nấc xoay được điều chỉnh. Độ mạnh của thấu kính sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí của hai tấm polycarbonate. Ứng dụng trên đã được sử dụng vào nhiều thiết bị, trong đó có ống camera của điện thoại và thiết bị y tế.

Người dùng có thể dùng VOY làm kính mắt thông thường hoặc kính mát. Nó được phủ lớp chống ánh sáng xanh, chống phản quang và chống tia cực tím.

Giá bán hiện tại của VOY là 79 USD hay 1,8 triệu đồng. Sản phẩm công nghệ này có nhiều màu gọng để lựa chọn.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.