Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Việc thực hiện chủ trương "Ngày Chủ nhật không dạy thêm, học thêm" nhằm đảm bảo sự khoa học trong bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi, giúp học sinh giảm áp lực, căng thẳng, phát triển hài hòa, toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
91 học sinh thuộc môn tiếng Anh lớp 12 ở Hà Tĩnh được miễn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) tỉnh lớp 12 năm học 2022 - 2023 và được hưởng quyền lợi của HSG tỉnh theo quy định hiện hành.
Câu chuyện cũ về dạy thêm, học thêm sẽ cứ “đến hẹn lại nóng” bởi gốc rễ của nó đã bám rất sâu trong tư tưởng kỳ vọng về con cái của phụ huynh và trong chương trình học tập, thi cử hiện hành của ngành Giáo dục. Có ý kiến cho rằng, nên chăng, chúng ta hãy nhìn nhận dạy thêm, học thêm như một nhu cầu thực tế của cuộc sống, từ đó có các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn.
Dạy thêm, học thêm mặc dù đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cụ thể, song mỗi dịp hè đến, câu chuyện lại làm dư luận bận tâm. Thực tế này cho thấy, công tác quản lý của ngành Giáo dục hoặc là chưa quyết liệt, hoặc là thiếu giải pháp khả thi.
Sau 1 tháng đầu nghỉ “xả hơi”, ngành giáo dục Hà Tĩnh lại “nóng” lên câu chuyện dạy thêm, học thêm. Những sốt sắng của phụ huynh, sự phối hợp âm thầm của một số giáo viên (GV) trong việc mở lớp đã thu hút học sinh từ mọi cấp học tham gia. Câu chuyện về dạy thêm, học thêm cứ thế trở thành đề tài chưa bao giờ cũ...