Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Can Lộc là đơn vị đầu tiên của Hà Tĩnh thực hiện giải ngân chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến. Chính sách này đang thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn tham gia.
Đảm bảo dạy – học trực tuyến, thích ứng học tập trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trao tặng 140 máy tính bảng cho các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Với mục đích chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên Trường THPT Kỳ Anh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cùng nhau đóng góp kinh phí mua thiết bị hỗ trợ học trực tuyến để duy trì việc học cho các em trong bối cảnh dịch bệnh.
Khí thải từ các nhà máy đốt than bên ngoài thành phố, phương tiện giao thông, thói quen đốt rạ sau mùa thu hoạch của người dân, bụi và khí thải công nghiệp khác khiến không khí thủ đô New Delhi, Ấn Độ chuyển thành màu xám xịt mỗi khi mùa đông đến.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã tổ chức cho học sinh học trực tuyến. Để đảm bảo trật tự các buổi học, Công an Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp xử lý những hành vi quấy rối, xâm nhập trái phép vào lớp học.
Chương trình “Kết nối tri thức - Tiếp sức tới trường” được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh tích cực triển khai nhằm huy động nguồn xã hội hóa trang bị thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh, sinh viên có khoàn cảnh khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương cần phát động, lan tỏa rộng rãi chương trình “Sóng và máy tính cho em” để huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thực hiện học trực tuyến.
Tại phòng học trực tuyến này, cán bộ của tổ công tác Rào Tre - Đồn Biên phòng Bản Giàng (BĐBP Hà Tĩnh) đã kèm cặp, giúp các em học sinh người dân tộc Chứt nắm và tiếp thu tốt kiến thức mà thầy cô giáo truyền đạt.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh cân đối, kết hợp cả hai hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và học tập đạt kết quả cao nhất.
Dẫu không được đến trường để trực tiếp gặp gỡ bạn bè, thầy cô nhưng qua các phòng học trên các ứng dụng trực tuyến: Zoom, Google meet, K12 online…, những giờ học đầu tiên của học sinh Hà Tĩnh đã diễn ra hào hứng, sôi nổi.
Do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên sau lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022, ngành GD&DT Hà Tĩnh chỉ mới triển khai mô hình dạy học trực tuyến ở bậc THCS và THPT. Theo đó, toàn tỉnh có hơn 121.000 học sinh theo học trực tuyến.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, với phương án dạy học nào thì yêu cầu cao nhất vẫn phải đảm bảo cho tất cả các em học sinh đều được học tập.
Nhu cầu mua sắm máy tính xách tay (laptop) phục vụ việc học online tăng cao trong những ngày qua khiến thị trường mặt hàng này tại Hà Tĩnh “cháy hàng”.
Để có tín hiệu mạng phục vụ cho việc học trực tuyến, những trẻ em tại một vùng xa xôi hẻo lánh ở Sri Lanka phải đi hơn 3 km, leo núi rồi trèo lên cây cao.
Có tới 59 trường đại học ở Mỹ hôm 12/7 đệ trình một bản tóm tắt ủng hộ vụ Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) khởi kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump liên quan đến chính sách bắt hồi hương du học sinh học trực tuyến.
Những ngày nghỉ làm vì dịch Covid-19, nữ tiến sỹ trẻ tuổi Phan Thị Hoa (SN 1990), quê ở xã Hà Linh, Hương Khê (Hà Tĩnh), hiện đang định cư tại thành phố Toulouse, nước Pháp đã thành lập các nhóm dạy học tiếng Anh trực tuyến cho học sinh ở quê nhà.
Theo truyền thông Singapore, quá trình sử dụng ứng dụng Zoom đã xảy ra một số sự cố như xuất hiện các hình ảnh khiêu dâm trên màn hình, hay người lạ có lời lẽ tục tĩu trong tiết học trực tuyến.
Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và dạy học online trong thời gian học sinh nghỉ học.