Hợp tác không quân Nga-Việt: Nhắm Su-35 và Yak-130

Trong hợp tác quân sự Nga-Việt năm 2017, mặc dù không có hợp đồng nào được ký kết, nhưng triển vọng vẫn rất khả quan đối với Su-35, Yak-130 hay Mi-17V5.

Việt Nam cần Mi-17V5 và Ka-52?

Điều đầu tiên cần nói đến trong Hợp tác không quân Nga-Việt là máy bay trực thăng. Loại phương tiện chiến đấu cánh quạt này từ lâu đã chứng minh vai trò quan trọng trong các cuộc giao tranh ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và rừng núi, cũng như hiệu quả chiến đấu cao trên biển.

Về trực thăng vận tải, trong năm qua, đã có một phái đoàn Việt Nam đến thăm Nhà máy Trực thăng Kazan. Khách hàng đặc biệt quan tâm đến Mi-17V5, phiên bản mới nhất của dòng máy bay trực thăng thương hiệu Mi-8 (phiên bản xuất khẩu là Mi-17).

Đây là trực thăng vận tải hạng trung tốt nhất thế giới hiện nay; được áp dụng nhiều giải pháp công nghệ hiện đại kỹ thuật số. Động cơ phức tạp cho phép nó bay vào ban đêm, trong thời tiết xấu, đạt đến tầm cao 6000 mét và chuyên chở đến 36 người lính (24 trên phiên bản cũ) hoặc 5 tấn hàng hóa.

Không chỉ có tính năng vận tải rất tốt, khả năng vũ trang của Mi-17V5 được cho là rất không tồi: Tại 4 hoặc thậm chí 6 móc treo bên ngoài có thể lắp súng tự động 23mm, tên lửa có đều khiển và không điều khiển. Điều này cho phép máy bay trực thăng thực hiện thành công các nhiệm vụ vận chuyển và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đặc biệt.

Và quan trọng nhất là Mi-17 V5 không đòi hỏi phải đào tạo lại các phi công điều khiển những phiên bản trước đó là Mi-8 và Mi-17, bởi không có sự khác biệt cơ bản trong kỹ thuật lái so với các máy bay đời trước.

Hiện trực thăng tấn công Mi-24A vẫn còn nằm trong trang bị của Không quân Việt Nam nhưng đã lỗi thời và cần thay thế. Tại triển lãm quốc tế lần thứ LIMA-2017 lần thứ 14 tại Malaysia, đại diện Việt Nam đã làm quen với trực thăng tấn công - trinh sát hiện đại, thuộc dự án Ka-52 "Alligator".

Rất có thể sớm hay muộn loại máy bay này hoặc đối thủ của nó là trực thăng tấn công theo kết cấu cổ điển Mi-28NE "Night Hunter" (Thợ săn đêm) sẽ là sự bổ sung quý báu cho đội bay của Không quân Việt Nam.

hop tac khong quan nga viet nham su 35 va yak 130

Việt Nam đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ hiện đại của Nga

Tất nhiên là sự lựa chọn cuối cùng nằm ở phía Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia Nga về tác chiến trên không, Đại tá Makar Aksenenko (chuyên viên - phi công máy bay trực thăng chiến đấu) trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã dành ưu tiên cho dòng máy bay của Kamov.

Theo ông, Ka-52 phù hợp hơn Mi-28 khi sử dụng ở những khu vực nhiệt đới nóng ẩm, rừng nhiệt đới, núi cao, mà điều kiện thời tiết có những thay đổi mạnh mẽ theo mùa, cũng như vùng ven bờ biển.

Trực thăng họ Ka-52 với vũ khí mạnh mẽ có thể không chỉ cung cấp hỗ trợ từ trên không cho các lực lượng mặt đất, mà còn có ưu thế trong hoạt động phòng thủ cơ động, và đặc biệt là các trực thăng Ka-52 cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường biển.

Biến thể hải quân Ka-52 có khả năng thích nghi tốt nhất với khí hậu ẩm ướt, hàm lượng muối trong không khí cao.

Phiên bản Ka-52K Katran là loại trực thăng hải quân được cho là mạnh nhất thế giới, với khả năng phát hiện mục tiêu rất chính xác trong phạm vi xa, được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35E trang bị cho chiến đấu cơ - điều mà chưa loại trực thăng nào trên thế giới có thể làm được.

Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng Ka-52 trong phòng thủ, chống đổ bộ bờ biển. Nó có khả năng chống lại các tàu, thuyền đổ bộ, tàu mang trực thăng hạng nặng của đối phương.

Việc có trong trang bị loại máy bay sẽ cho phép bộ chỉ huy Việt Nam giải quyết toàn bộ nhiệm vụ, về nguyên tắc được đặt ra cho đội bay trực thăng chiến đấu. Có thể nói rằng Ka-52 sẽ trở thành một phương tiện không thể thiếu cho lực lượng hải quân Việt Nam.

Đối với máy bay tiêm kích, theo các phương tiện truyền thông, mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy khi vận hành máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 và Su-30MK2, Việt Nam cũng chú ý nghiêm túc tới những biến thể hiện đại hơn như Su-30M2, Su-30SM và Su-35 (thế hệ 4 ++), thậm chí là "tổ hợp hàng không quân sự thế hệ thứ năm" PAKFA Sukhoi Su-57.

Tuy nhiên, Su-30M2 là phiên bản "nội bộ" của máy bay chiến đấu dành cho Lực lượng hàng không - vũ trụ Nga, không được phép xuất khẩu. Tiềm năng xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ 5 còn quá sớm để nói trước; trong năm tới, mới chỉ bắt đầu xuất hiện trong Không quân Nga với một số lượng rất nhỏ.

Không phải ngẫu nhiên, tại triển lãm hàng không Paris Airshow-2017, Tổng giám đốc Rosoboronexport là ông Alexander Mikheyev nói với các phóng Nga trong tương lai gần sẽ không xuất khẩu các vũ khí trang bị mới nhất, kể cả máy bay thế hệ thứ năm.

Nhưng Su-35 thì được phép xuất khẩu. Những khách hàng đã mua gồm có Trung Quốc và Indonesia; Malaysia, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) cũng đang quan tâm đến Su-35. Vì vậy, Việt Nam cũng có cơ hội thực sự trang bị cho không quân của mình máy bay chiến đấu mạnh nhất, có hầu hết các thông số gần xấp xỉ thế hệ thứ 5.

Theo nhiều chuyên gia quân sự phương Tây, các máy bay chiến đấu hiện đại Mỹ và châu Âu “không nên đối đầu” với Su-35 trong một cuộc cận chiến tầm gần trên không, cần đến sự cơ động và nhanh nhẹn. Và việc sở hữu Su-35 sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh bảo vệ không phận của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc sắm sửa máy bay chiến đấu hiện đại chỉ là một nửa của vấn đề; phần quan trọng còn lại là cần phải đào tạo, huấn luyện những phi công thực sự giỏi. Do đó, Việt Nam cũng cần phải có những máy bay huấn luyện-chiến đấu hiện đại.

Đầu năm 2017, tại Việt Nam đã có cuộc hội thảo, tại đó đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm đào tạo phi công máy bay siêu thanh. Dành cho đào tạo, Việt Nam quan tâm tới máy bay huấn luyện cận âm Yak-130 của Nga và L-39 thế hệ mới của Czech.

Tuy nhiên, máy bay của Cộng hòa Czech, kể cả phiên bản mới nhất, không thể là một phương tiện huấn luyện phi công máy bay chiến đấu hiện đại; bởi nó chỉ có một động cơ, điện tử hàng không không có sự tương thích với hệ thống điện tử hiện đại (Su-30, Su-35, MiG-35).

hop tac khong quan nga viet nham su 35 va yak 130

Máy bay huấn luyện-chiến đấu cận âm Yak-130 của Nga

Về phần mình, Yak-130 được chế tạo trên cơ sở các yếu tố hiện đại, được thiết kế để chuẩn bị cho các phi công tương lai điều khiển tất cả các phương tiện chiến đấu tiên tiến nhất, bao gồm cả chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57, mà không làm khấu hao quá mức những máy bay này.

Chuyên gia hàng không Nga Makar Aksenenko cho biết, sở dĩ Yak-130 có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu này là do điều đó nằm trong cấu trúc máy bay, trong hệ thống điện tử và điều khiển. Trong các chuyến bay thực tế, Yak-130 có thể bất chước việc điều khiển các loại chiếc máy bay loại khác.

Việt Nam cần một phương tiện huấn luyện càng gần càng tốt với máy bay siêu âm. Khả năng của chiếc Yak-130 cận âm cho phép mô phỏng tính năng của máy bay siêu âm. Và trên thực tế, chế độ bay siêu âm được sử dụng không thường xuyên ngay cả trên các máy bay chiến đấu hiện đại.

Ngoài ra, Yak-130 có thể được trang bị một loạt vũ khí hàng không hiện đại, với vài tấn bom đạn, tên lửa; cho phép nó vừa là một chiếc máy bay dùng để đào tạo phi công, vừa có khả năng đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu khi cần thiết

Việc sở hữu một máy bay huấn luyện có thể biến thành một chiến đấu cơ hạng nhẹ khi xảy ra chiến tranh là điều rất quan trọng đối với một quốc gia ngân sách eo hẹp như Việt Nam. Do đó, Yak-130 của Nga là một lựa chọn tốt cho phía Việt Nam - chuyên gia Aksenenko nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Đánh giá theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông Việt Nam (ví dụ như báo điện tử “Đất Việt”, báo “Quân Đội Nhân Dân”, báo “Phòng không - Không quân”, phía Việt Nam đã đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Theo giới truyền thông Việt Nam, hiện Trường Sĩ quan không quân đang gấp rút triển khai kế hoạch đưa máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 vào trong biên chế trang bị, để đẩy mạnh chất lượng đào tạo phi công quân sự, nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.