Về Hà Tĩnh

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!
Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Những năm qua, đặc sản cam bù Hương Sơn đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Toàn huyện hiện có hơn 1.000 ha cam bù, trong đó 617 ha đã cho sản phẩm. Cam bù Hương Sơn tập trung chủ yếu tại các xã: Sơn Trường, Kim Hoa, Sơn Hàm, Sơn Lâm, Quang Diệm... Sản lượng bình quân hằng năm đạt trên 9.000 tấn, giá trị sản xuất gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp này vẫn còn thiếu sự bền vững, bởi thị trường tiêu thụ cơ bản phụ thuộc vào thương lái.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Toàn cảnh một trang trại cam bù tại xã Kim Hoa. Ảnh: Minh Lý

Vườn cam bù của ông Tống Trần Sử ở thôn 8, xã Sơn Trường có hơn 500 gốc, mỗi năm cho thu hoạch từ 15-16 tấn cam. Theo ông Sử, để tiêu thụ được sản lượng cam trên, nhiều năm qua, gia đình ông cơ bản phụ thuộc vào thương lái trong, ngoài tỉnh. Vào mùa cam chín mà chưa thấy thương lái đến là gia đình ông cứ như “ngồi trên lửa”, lo lắng, bất an, không biết có bán được hay không, giá cả như thế nào. Có năm gia đình phải thu hoạch dần đem ra bán tại các chợ trên địa bàn.

“Như mùa cam vừa qua (cuối năm 2020), mỗi tấn cam tôi bán cho thương lái từ 30-35 triệu đồng. Trong khi họ bán với giá 40-45 triệu đồng, thậm chí 50 triệu đồng vào dịp sát tết Nguyên đán. Để chăm sóc 500 gốc cam từ khi trồng cho đến khi thu hoạch, gia đình tôi đầu tư hơn 200 triệu đồng, đó là chưa kể công sức quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”... Nghĩ cũng thấy bất công, bởi công đầu tư, chăm sóc vất vả là thế mà thu nhập không bằng thương lái… Thế nhưng, không có thương lái, các sản phẩm của chúng tôi biết tiêu thụ ở đâu” - ông Sử tâm sự.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Câu chuyện đầu ra phụ thuộc vào thương lái không chỉ có ở vườn cam nhà ông Sử mà là thực trạng chung của hầu hết các hộ trồng cam ở Hương Sơn hiện nay… Ông Phan Văn Đoài - Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết: “Không thể phủ nhận, cam bù đang là cây trồng chủ lực giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Hiện toàn xã có hơn 250 ha với 300 hộ trồng cam bù. Vào mùa thu hoạch, các hộ trồng cam ở đây thu nhập bình quân từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng. Song, đầu ra của đặc sản này trên 95% phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Còn nhớ những năm 2017, 2019, cam bù không những tiêu thụ chậm mà giá “chạm đáy”, người dân phải tự bán với giá 10-20 ngàn đồng/kg.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Cam bù sản phẩm đặc sản của Hương Sơn mang lại giá trị kinh tế cao

“Đây cũng là khó khăn của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo bà con nông dân quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng diện tích cây trồng đặc sản này trên địa bàn xã” - ông Đoài trăn trở.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Hương Sơn hiện có tổng đàn hươu trên 36.600 con, trong đó khoảng 20.000 con đang cho lộc nhung, chủ yếu tập trung tại các xã: Sơn Giang, Quang Diệm, Sơn Tây, Sơn Trung, Sơn Lâm... Sản lượng nhung hươu tính từ 2018 đến nay bình quân đạt từ 13-14 tấn/năm, trị giá khoảng 100-130 tỷ đồng. Dự kiến năm nay sản lượng có “nhích” lên, đạt 14,8 tấn, trị giá khoảng 150 tỷ đồng.

2 năm gần đây, thị trường tiêu thụ loại đặc sản này có nhiều khởi sắc do trên địa bàn Hương Sơn có 4 cơ sở chế biến nhung hươu thành các sản phẩm OCOP. Những cơ sở này có sự liên kết với các hộ chăn nuôi hươu để thu mua sản phẩm nhung khi vào mùa thu hoạch.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Chị Lê Thị Bích Hà chăm sóc đàn hươu của gia đình. Ảnh: Minh Lý

Tuy nhiên, mối liên kết này đang thiếu sự ràng buộc dẫn đến các hộ chăn nuôi mạnh ai nấy bán. Bà Chu Thị Hồng Hà - Doanh nghiệp tư nhân Nhung hươu Thuận Hà cho biết: “Cơ sở chế biến nhung hươu OCOP của tôi sản xuất nhiều loại sản phẩm từ nhung như: rượu nhung, nhung tươi thái lát, nhung hươu khô xay bột... nên hằng năm cần thu mua từ 1-1,5 tấn nhung tươi. Điều đáng nói, giữa cơ sở và các hộ dân vẫn có sự liên kết nhưng chưa có tính pháp lý. Nói là liên kết nhưng việc bán nhung đang do người chăn nuôi tự quyết định (muốn bán cho ai thì bán - PV) nhiều lúc không đủ hàng, buộc cơ sở phải tìm “mối” khác để thu mua.

Gia đình anh Trần Xuân Tin (thôn Đông Phố, xã Quang Diệm) hiện nuôi 30 con hươu, trong đó, 15 con nái và 15 con đực. Đến mùa thu hoạch, đàn hươu đực cho sản lượng nhung bình quân hằng năm từ 10-13 kg, trị giá trên 100 triệu đồng. Thời gian qua, gia đình anh cũng có liên kết với một số cơ sở chế biến nhung hươu ở Hương Sơn.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Cặp nhung “khủng” của gia đình anh Nguyễn Quang Lợi (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn). Ảnh: Thanh Hoài

“Trên địa bàn hiện có nhiều kênh thu mua nhung: từ các thương lái, cơ sở nhỏ lẻ, qua mạng xã hội, qua người thân quen giới thiệu… Dù có sự ký kết với các cơ sở chế biến nhung hươu trên địa bàn, nhưng chưa có sự ràng buộc nào giữa các bên liên quan nên ai mua được giá, đúng thời điểm là tôi bán” - anh Tin chia sẻ.

Theo bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, ngoài các cơ sở OCOP chế biến nhung hươu, đầu ra cho sản phẩm này trên địa bàn Hương Sơn vẫn do các thương lái thu mua nhỏ lẻ. Những cơ sở OCOP thu mua trên cũng chỉ mới tiêu thụ được khoảng 1/2 sản lượng nhung của huyện. Đến mùa thu hoạch, người chăn nuôi đa phần phải tự liên hệ tìm mối để bán, giá cả phó mặc cho thị trường.

Theo tìm hiểu của PV, gần đến mùa nhung, các thương lái, “đầu nậu” tìm đến các hộ chăn nuôi hươu trên địa bàn huyện “đặt cọc” thu gom khi nhung còn non. Thị trường tiêu thụ đang phụ thuộc, buộc người chăn nuôi phải bán đồng giá hoặc giá thấp hơn thị trường cho các thương lái này. Sau khi gom hàng, thương lái phân loại nhung để bán với giá cao hơn nhiều. Mỗi cặp nhung người dân bán ra từ 900 - 1 triệu đồng/lạng, nhưng thương lái mua về bán với giá 1,1 - 1,2 triệu đồng/lạng, thậm chí bán 1,3 triệu đồng/lạng. Đó là chưa kể, người chăn nuôi còn phải trả chi phí cho thợ cắt nhung mỗi cặp từ 250 - 300 nghìn đồng.

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Thị trường thiếu ổn định dẫn đến năm nay nhung bán được giá nhưng năm sau có thể “rớt” giá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người chăn nuôi trên địa bàn trong việc phát triển đàn hươu. Năm 2020, thêm một năm mà thị trường nhung ở Hương Sơn không ổn định, tiêu thụ chậm, “rớt” giá (thấp hơn từ 100 - 150 nghìn đồng/lạng so với năm 2019 - PV). Ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nguyên nhân chính được nhìn nhận ở đây là thiếu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm…

Ảnh: Hữu Trung - Thanh hoài

tHIẾT KẾ: tHÀNH nAM

Khi cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh vẫn quẩn quanh trên “sân nhà”!

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.