Họa sĩ Hoàng Hữu Trí - hơn nửa thế kỷ gắn bó cùng tranh cổ động

(Baohatinh.vn) - Hơn 50 năm gắn bó cùng tranh cổ động, họa sĩ Hoàng Hữu Trí (trú xã Gia Hanh, tỉnh Hà Tĩnh) không chỉ lưu giữ ký ức một thời, mà còn tiếp tục truyền đi niềm tin, lý tưởng và giá trị nghệ thuật qua từng nét vẽ.

Trong căn nhà nhỏ ở làng quê của xã Gia Hanh (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc cũ), có một góc rất đặc biệt với rất nhiều tranh cổ động – rực khí thế và đượm mùi thời gian. Đó là “xưởng vẽ” đơn sơ của họa sĩ Hoàng Hữu Trí – người đã dành hơn nửa thế kỷ để đồng hành với tranh cổ động.

Sinh năm 1946 tại xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ (nay là xã Đức Thịnh, tỉnh Hà Tĩnh), họa sĩ Hoàng Hữu Trí đến với nghệ thuật như một sự sắp đặt của duyên trời và thời cuộc. Sau khi học lớp vẽ tranh cổ động ở tỉnh, rồi học tiếp ngành Đồ họa tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp (nay là Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội), ông trở về quê hương công tác tại Phòng Thông tin cổ động, Ty Thông tin Hà Tĩnh.

bqbht_br_chua-co-ten-1200-x-800-px-4.png
Ngôi nhà của họa sĩ Hoàng Hữu Trí như một "bảo tàng thu nhỏ" với tranh cổ động

“Chúng tôi đạp xe hàng chục cây số, vẽ, treo tranh mọi nẻo đường làng, bờ đê, bức tường cổng chợ, lên bất cứ đâu có thể để chuyển đi một khẩu hiệu, một lời nhắn nhủ. Những bức tranh đó là lời cổ vũ chống Mỹ, là nhịp tim của Nhân dân”, ông Hoàng Hữu Trí nhớ lại.

Những bức tranh cổ động của họa sĩ Hoàng Hữu Trí không cầu kỳ về kỹ thuật, nhưng luôn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ông chọn đường nét thẳng, bố cục rõ ràng, màu sắc nổi bật – đúng tinh thần “trực quan sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo”. Có lẽ bởi vậy mà nhiều người dân Gia Hanh vẫn còn nhớ như in bức tranh ông từng vẽ trên tường thôn Lương Hội.

“Khoảng những 70, người dân Lương Hội chúng tôi đều thuộc làu câu khẩu hiệu trên bức tranh tường mà ông Trí vẽ để cổ vũ tinh thần lao động: Chuồng ta hai lợn đầy phân – Đồng ta năm tấn đầy sân thóc vàng. Đến nay, nhiều người vẫn còn nhắc lại” - ông Trần Văn Sự, Bí thư Chi bộ thôn Lương Hội, xã Gia Hanh chia sẻ.

bqbht_br_chua-co-ten-1200-x-800-px-3.png
Họa sĩ Hoàng Hữu Trí và ông Trần Văn Sự (bên phải) nhớ về những chuyện xưa

Mỗi chuyến đi, mỗi đợt tuyên truyền trong những năm kháng chiến đều để lại trong họa sĩ Hoàng Hữu Trí những kỷ niệm sâu sắc. Có lần, trong một trận bom Mỹ dội xuống vùng Đức Thọ hòng phá hủy tuyến đường sắt, chứng kiến những ác liệt của chiến tranh, ông cùng đội tuyên truyền phải trèo lên cây, để đưa các thi thể bị mắc lại trên cao về an táng.

Không cầm súng, nhưng cũng không đứng ngoài cuộc chiến. Chính những khoảnh khắc ấy khiến người họa sĩ thêm vững tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã chọn – dùng nghệ thuật để cổ vũ tinh thần, khơi dậy ý chí, dựng nên niềm tin giữa khói lửa chiến tranh.

bqbht_br_tranh-cua-hoang-huu-tri.png
Tranh cổ động của họa sĩ Hoàng Hữu Trí

Trong rất nhiều đề tài sáng tác, có một hình tượng lớn, một nguồn cảm hứng lớn lao luôn xuyên suốt trong các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Hữu Trí, đó là hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Dẫu chưa một lần được trực tiếp gặp Bác, nhưng cũng như bao người Việt Nam khác, tình cảm của ông dành cho Người như một lẽ tự nhiên vốn có tự bao giờ... Hình thành từ những lần được nghe, được xem, đọc những câu chuyện kể về Người.

Ngoài việc thể hiện khả năng nghệ thuật, chủ đề tư tưởng, trong mỗi tác phẩm của họa sĩ Hoàng Hữu Trí luôn thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhiều tác phẩm tranh cổ động của ông đã tham gia trưng bày và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, triển lãm do Trung ương và các tỉnh, khu vực tổ chức. Gần đây nhất, ông giành giải Khuyến khích Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đợt II, giai đoạn 2023 – 2025.

“Tranh cổ động là thể loại khó, ít nghệ sĩ trẻ mặn mà. Với họa sĩ Hoàng Hữu Trí thì đó là niềm đam mê và ông đã ghi dấu ấn, con đường riêng của mình trong tranh cổ động. Đặc biệt những bức tranh ông vẽ về Bác Hồ có giá trị tư tưởng, truyền đi những thông điệp tích cực đến với mọi người”. Họa sĩ Nguyễn Văn Dương – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ.

hoa-si-hoang-huu-tri-2.png
Họa sĩ Hoàng Hữu Trí trò chuyện về tranh cổ động cùng cháu gái

Trong thời đại mới, dù công nghệ thay đổi cách con người tiếp cận hình ảnh, nhưng tranh cổ động – với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ và tinh thần – vẫn vẹn nguyên sức sống. Và trong hành trình ấy, họa sĩ Hoàng Hữu Trí tiếp tục truyền đi những thông điệp về lý tưởng sống, lòng yêu nước và niềm tin thời đại qua từng bức tranh cổ động.

bqbht_br_chua-co-ten-1200-x-800-px-5.png
Tranh cổ động của họa sĩ Hoàng Hữu Trí

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.