Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt liên tiếp đang có tác động rất lớn đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nga.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Một máy bay chiến đấu Nga chuẩn bị cất cánh tại căn cứ quân sự ở Hmeimim, Syria, vào tháng 9/2019. Ảnh: AFP/Getty Images

Theo trang Defensenews, trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, ban lãnh đạo hàng không vũ trụ của nước này đã lên kế hoạch tiếp thị máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng thế hệ tiếp theo Su-57 và sản phẩm phái sinh Su-75 tới một số khách hàng quân sự nước ngoài. Nhưng với tình hình hiện tại, kế hoạch này dường như đã sụp đổ.

Su-57 có nhịp độ sản xuất thấp. Các mẫu xuất khẩu khó có thể có sẵn từ nay đến cuối thập kỷ này. Còn máy bay Su-75, hay “Checkmate” (Chiếu tướng) mới chỉ được hiện thực hóa trong các mô hình và đồ họa máy tính; vẫn chưa có một chuyến bay thử nghiệm thành công nào.

Đối với các khách hàng nước ngoài, trạng sản xuất nói trên khiến họ chỉ còn lại lựa chọn Sukhoi 35 (Su-35), máy bay quân sự duy nhất của Nga được sản xuất hàng loạt. Đây là máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng đặc trưng của Nga - mặc dù thành tích chiến đấu của nó trên bầu trời Ukraine chưa rõ ràng. Nhưng ngay cả Su-35 cũng có thể không được xuất khẩu thành công với số lượng đáng kể trong thập kỷ này.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Vectơ đẩy 3D cho Su-57. Ảnh: Sandboxx

Ngay cả trước khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine, Đạo luật Trừng phạt Đối thủ của Mỹ (CAATSA) đã là một yếu tố quan trọng ngăn cản các khách mua Su-35 tiềm năng như Ai Cập, Algeria và Indonesia. Để không khuyến khích các nước mua vũ khí Nga và cản trở nguồn thu từ việc bán vũ khí của Moskva, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật trừng phạt bên thứ ba, yêu cầu cơ quan hành pháp xử phạt họ nếu vi phạm. Một số quốc gia đã hủy hợp đồng mua vũ khí của Nga và tìm kiếm khả năng phòng thủ tương đương từ các quốc gia khác thay vì đối mặt với viễn cảnh bị Mỹ trừng phạt.

Hiện tại, cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt liên tiếp đang có tác động rất lớn đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nga. Các lệnh trừng phạt làm suy yếu khả năng của Nga trong việc hoàn thiện phát triển các phương tiện chiến đấu thế hệ tiếp theo như Su-57 và Su-75. Nhiều nhà sản xuất Nga phụ thuộc vào máy công cụ tiên tiến nhập khẩu. Những phân tích phần còn lại của tên lửa, máy bay không người lái và máy bay của Nga bị bắn rơi ở Ukraine đã cho thấy chúng chứa các linh kiện, thành phần của phương Tây hiện không thể được xuất khẩu hợp pháp sang Nga.

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng cần thay thế các máy bay chiến đấu bị mất tích trong chiến đấu, bao gồm một số máy bay Su-35.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Một chiếc Su-57 đang trải qua thử nghiệm mặt đất. Ảnh: Sukhoi

Hoạt động của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tại Ukraine cũng đang ảnh hưởng đến việc xuất khẩu máy bay. Theo giới phân tích phương Tây, ngay cả khi có ưu thế rõ ràng về số lượng so với Không quân Ukraine, Nga vẫn không đạt được ưu thế tác chiến hoặc chiến thuật chiến trường từ đường không.

Hơn nữa, sức hấp dẫn quân sự của Su-35 với tư cách là một máy bay ném bom chiến đấu đa năng đã giảm kể từ khi Nga được cho là đã mất hai phi đội này ở Ukraine do các lỗi khác nhau.

Cả lực lượng không quân Ukraine và Nga đều chịu tổn thất về cánh cố định và cánh quay của máy bay trên một chiến trường mà năng lực phòng không trải rộng. Các hệ thống ít tốn kém hơn như pháo binh, tên lửa và máy bay không người lái đã được chứng minh là những hệ thống vũ khí quyết định hơn trong cuộc xung đột. Phương Tây cho rằng Nga đã trao đổi hơn 60 chiếc Su-35 cho Iran để đổi lấy vài nghìn máy bay không người lái mà họ đang sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Tuy nhiên, cả Nga và Iran đều bác bỏ tất cả các cáo buộc liên quan đến việc Tehran cung cấp máy bay không người lái hoặc vũ khí cho Moskva.

Bị ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt và buộc phải thay thế các thiết bị đã bị phá hủy trong cuộc xung đột, ngành hàng không vũ trụ của Nga ít có khả năng có máy bay để bán, ngay cả khi họ muốn. Defensenews cho rằng nếu các quốc gia khách hàng thay đổi ý định, chuyển sang đầu tư vào máy bay không người lái và các loại vũ khí dẫn đường chính xác ít tốn kém hơn, thì thị trường máy bay chiến đấu của Nga có thể bắt đầu suy giảm nhanh chóng.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.