Lần giáp chiến duy nhất giữa Su-27 và MiG-29 trên bầu trời châu Phi

Trong nhiều năm, hai dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 này là xương sống của Lực lượng không quân Nga. Dòng tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ MiG-29 được sử dụng để giành ưu thế trực tiếp trên bầu trời những khu vực tác chiến, còn tiêm kích siêu thanh hạng nặng Su-27 có khả năng đánh chặn máy bay đối phương từ khoảng cách xa.

Hai loại máy bay này có nhiệm vụ hỗ trợ cho nhau trong các cuộc giao tranh, thường chỉ được so tài trong các cuộc huấn luyện chiến đấu. Tuy nhiên năm 1999, trong cuộc xung đột vũ trang giữa Ethiopia và Eritrea, Su-27 và MiG-29 đã phải đấu nhau trong một trận chiến sinh tử.

Trong cuộc chạm trán trực tiếp với tiêm kích Su-27 có kích thước lớn hơn và được vũ trang tốt hơn, chiếc MiG-29 được cho là có rất ít cơ hội chiến thắng. Tuy nhiên, còn một số yếu tố khác có thể quyết định kết quả trận chiến, trong đó có kỹ năng của phi công điều khiển máy bay.

Đối tác lâu năm

Phương tiện quân sự của Nga xuất hiện tại khu vực Đông Phi vào cuối thập niên 1990 là không phải ngẫu nhiên. Trong nhiều thập kỷ trước đó, Liên Xô đã từng cung cấp vũ khí cho Ethiopia, cử các chuyên gia và cố vấn quân sự đến để huấn luyện cho lực lượng vũ trang nước này.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ giữa hai bên không bị chấm dứt hoàn toàn. Hơn nữa, sau khi tách ra khỏi Ethiopia vào năm 1993, Eritrea cũng bắt đầu có phần hướng về Nga trong vấn đề vũ khí.

Khi cuộc xung đột vũ trang tranh giành lãnh thổ biên giới bắt đầu nổ ra giữa hai quốc gia châu Phi này vào cuối năm 1998, cả hai nước đều quay sang Nga với ý định mua sắm trang thiết bị quân sự cho mình, đặc biệt là máy bay chiến đấu. Mặc dù khả năng tài chính của Ethiopia và Eritrea là khác nhau.

Mùa hè năm 1998, Eritrea mua của Moscow 8 chiếc tiêm kích MiG-29A và 2 chiếc MiG-29UB. Trong khi đó, với nền kinh tế phát triển hơn, Ethiopia có khả năng chi trả cho những chiếc tiêm kích Su-27 đắt đỏ và uy lực hơn. Vì vậy, vào tháng 12-1998, nước này đã ký hợp đồng mua 6 chiếc Su-27SK và 2 chiếc Su-27UB.

Theo thỏa thuận giữa Ethiopia và Nga, các phi công của Lực lượng không quân Ethiopia được đào tạo lý thuyết và thực hành tại căn cứ không quân Debre Zeit, dưới sự hướng dẫn của những chuyên gia Nga. Một số thành viên đội bay và nhân viên kỹ thuật đã được cử sang thực tập tại Trường hàng không quân sự cấp cao Krasnodar của Nga.

Lần giáp chiến duy nhất giữa Su-27 và MiG-29 trên bầu trời châu Phi

Máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ MiG-29. Ảnh: Airforce.ru

Trong khi đó, Eritrea lại nhờ đến các chuyên gia quân sự của Ukraine. Vì vậy, các phi công huấn luyện và kỹ thuật viên Ukraine đã đến hỗ trợ cho một phi đội nhỏ của Lực lượng không quân Eritrea.

Những trận không chiến

Cuộc chạm trán đầu tiên giữa tiêm kích Su-27 và MiG-29 diễn ra vào ngày 21-2-1999. Hai máy bay của Eritrea cố gắng phục kích máy bay chiến đấu của Ethiopia. Tuy nhiên, chiếc Su-27 không những không bị mắc bẫy, mà còn loại khỏi vòng chiến đấu một chiếc tiêm kích của đối phương. Tuy nhiên, phía Eritrea vẫn không thừa nhận mình bị tổn thất một chiếc máy bay.

Ngày 25-2-1999, trên bầu trời thành phố Badme của Eritrea, hai chiếc Su-27 đã đụng độ với bốn chiếc MiG. Sau đó xảy ra các cuộc tấn công lẫn nhau bằng tên lửa ở khoảng cách trung bình, nhưng cuối cùng không có kết quả gì. Trong một trận chiến cơ động ở cự ly gần, những chiếc Su-27 một lần nữa chiếm ưu thế, khiến Eritrea mất một máy bay và buộc phải rút lui.

Ngày 16-5-1999, hai chiếc MiG-29 đang tuần tra trên bầu trời thành phố Barentu của Eritrea thì bất ngờ bị vài chiếc Su-27 tấn công. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi với kết quả là một chiếc MiG bị bắn rơi, chiếc thứ hai bị hư hỏng nặng, nhưng vẫn trở về được sân bay ở thủ đô Asmara của Eritrea. Tuy nhiên, chiếc máy bay này không còn khả năng hoạt động được nữa.

Lần giáp chiến duy nhất giữa Su-27 và MiG-29 trên bầu trời châu Phi

Máy bay tiêm kích siêu thanh hạng nặng Su-27. Ảnh: Rob Schleiffert (CC BY-SA 2.0)

Chiến thắng cả trên mặt đất

Cuộc chạm trán đầu tiên với những “người anh em” trong trận không chiến thực sự, những chiếc Su-27 đã giành chiến thắng thuyết phục. Su-27 đã giành được ưu thế trên không và bắt đầu tích cực tấn công các mục tiêu mặt đất.

Khi đã chiến thắng trên không, những chiếc Su-27 quay sang hỗ trợ lực lượng bộ binh của Ethiopia và giành chiến thắng cả trên mặt đất. Đến mùa hè năm 2000, các vùng lãnh thổ tranh chấp đã bị quân đội Ethiopia chiếm giữ và hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, mãi 18 năm sau cuộc xung đột giữa hai quốc gia châu Phi này mới được giải quyết dứt điểm.

Phía Eritrea đánh giá cao khả năng chiến đấu của dòng tiêm kích Su-27SK. Vì vậy, không lâu sau khi chấm dứt xung đột, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, nước này đã tìm được nguồn tiền để mua của Nga một số máy bay chiến đấu loại này cho lực lượng không quân của mình.

Theo QĐND

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.