Nữ VĐV Kenya Ruth Chepngetich lập kỷ lục thế giới mới khi về nhất Chicago Marathon với thông số 2 giờ 9 phút 57 giây.
Sáng 13/10 theo giờ Chicago, marathon chứng kiến thời khắc lịch sử khi lần đầu tiên, một nữ VĐV hoàn thành quãng đường 42 km với thời gian dưới 2 giờ 10 phút. Chepngetich, người từng vô địch Chicago Marathon năm 2021 và 2022, tái hiện chiến tích của cô với thông số 2 giờ 9 phút 57 giây, phá sâu kỷ lục cũ 2 giờ 11 phút 53 giây do Tigist Assefa (Ethiopia) lập tại Berlin Marathon 2023.
Thành tích của Chepngetich nhanh hơn gần 2 phút so với kỷ lục cũ. Cô đạt pace 3:04 (3 phút 4 giây mỗi km) cho quãng đường 42,195 km. Chepngetich thực hiện chiến tích này một năm sau khi đồng hương Kelvin Kiptum lập kỷ lục marathon nam thế giới cũng tại Chicago với thông số 2 giờ 0 phút 35 giây.
Ngay từ đầu cuộc đua, Chepngetich đã bứt phá với tốc độ chóng mặt. Cô chỉ mất 15 phút để hoàn thành 5 km đầu tiên, đồng nghĩa pace 3:00. Đây là tốc độ để hoàn thành một cuộc đua marathon trong 2 giờ 07 phút. Chepngetich thậm chí chạy cùng nhóm dẫn đầu nam, trong đó có Zach Panning và CJ Albertson.
Chepngetich hoàn thành nửa chặng đua với thông số 1 giờ 4 phút 16 giây, đủ để đứng thứ 5 trong danh sách những nữ VĐV chạy bán marathon nhanh nhất lịch sử. Đến km thứ 30, Chepngetich đã bỏ xa đối thủ gần nhất Sutume Kebede (Ethiopia) gần hai phút.
Chiến thắng ở giải major thứ 5 trong năm nay giúp Chepngetich giành 100.000 USD tiền thưởng, thêm 50.000 USD cho việc phá kỷ lục đường đua và chắc chắn sẽ nhận một khoản thưởng lớn từ nhà tài trợ Nike.
Đây là lần thứ tư Chepngetich tham dự Chicago Marathon, sau hai lần vô địch vào các năm 2021, 2022 và hạng nhì vào năm 2023. Kỷ lục cá nhân cũ của cô là 2 giờ 14 phút 18 giây, được lập vào năm 2022.
Ruth Chepngetich sinh ngày 8/8/1994. Cô là nhà vô địch marathon thế giới năm 2019. Vào tháng 4/2021, Chepngetich từng lập kỷ lục bán marathon thế giới với thông số 1 giờ 4 phút 2 giây ở Istanbul. Kỷ lục này sau đó bị hai VĐV Ethiopia Yalemzerf Yehualaw (1 giờ 3 phút 51 giây) và Letesenbet Gidey (1 giờ 2 phút 52 giây) vượt qua ở Valencia vào tháng 10 cùng năm.
Những người yêu mến bóng chuyền Hà Tĩnh đều tin tưởng và kỳ vọng Trần Đức Hạnh và đồng đội sẽ sớm quên đi thất bại, tập trung luyện tập để có màn trở lại mạnh mẽ hơn.
Kết thúc giải vô địch quốc gia năm 2024, dù rất nỗ lực nhưng việc gặp quá nhiều khó khăn đã khiến bóng chuyền Hà Tĩnh xếp ở vị trí thứ 8, qua đó xuống giải hạng A.
Giải bóng đá, bóng chuyền ở huyện Can Lộc và Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhằm tạo sân chơi lành mạnh, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở địa phương, đơn vị.
Ở vòng trụ hạng, bóng chuyền Hà Tĩnh gặp rất nhiều bất lợi. Để giành được tấm vé ở lại giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam, Trần Đức Hạnh và đồng đội cần hết sức nỗ lực và thực sự bản lĩnh hơn.
Thất bại trước Thể Công Tân Cảng khiến Hà Tĩnh đứng ở vị trí thứ 8, qua đó phải thi đấu ở vòng trụ hạng để tìm kiếm cơ hội ở lại giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam.
Trở lại thi đấu trong màu áo Long An, Lê Văn Thành (SN 1995, quê xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn cho thấy giá trị và đẳng cấp của mình với những pha ghi điểm ấn tượng.
Kết thúc ngày thi đấu thứ 3 giai đoạn 2 Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2024, thứ hạng các đội có nhiều thay đổi, Hà Tĩnh nguy cơ rất lớn phải thi đấu vòng trụ hạng.
Năm 2024, điền kinh Hà Tĩnh gặt hái được nhiều huy chương tại các giải đấu. Ngoài sự tỏa sáng của những trụ cột còn có nhiều vận động viên trẻ, hứa hẹn là lứa kế cận đầy triển vọng.
Dù thi đấu rất nỗ lực nhưng trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Ninh Bình, đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh đã không tạo nên bất ngờ khi để thua với tỷ số 0-3.
Hôm nay (22/11), vòng 2 Giải bóng chuyền Vô địch Quốc gia 2024 tiếp tục với 3 trận đấu kịch tính, trong đó trận cuối cùng là cuộc so tài giữa Hà Tĩnh và LPBank Ninh Bình.
Các VĐV đoàn Hà Tĩnh, quê Hà Tĩnh sau một năm thi đấu xuất sắc đã được đề cử VĐV, đồng đội xuất sắc năm, trong đó có Trần Quyết Chiến, Hoàng Thị Mỹ Tâm, Lê Văn Công, Nguyễn Thị Ngọc, Dư Thị Bông.
Trước dự báo Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2024 sẽ rất kịch tính, khốc liệt, thời gian qua, bóng chuyền Hà Tĩnh đã có sự chuẩn bị kỹ càng, quyết tâm thi đấu tốt để trụ hạng.
Ai có thể quên hình ảnh một chàng trai trẻ, với mái tóc xù và chiếc áo không tay, tung hoành trên các sân đất nện, khuấy đảo làng quần vợt thế giới? Đó là Rafael Nadal.
Theo lịch thi đấu bóng chuyền nam VĐQG 2024 mới nhất, Hà Tĩnh sẽ có trận ra quân gặp Đà Nẵng. Để chuẩn bị cho cuộc đua trụ hạng, Hà Tĩnh đã thuê ngoại binh Cuba, tích cực tập luyện cho vòng 2 giải đấu.
Giải Pickleball ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là hoạt động ý nghĩa nhân dịp chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao trong các trường học.
Giải leo núi chùa Hương Tích (Can Lộc - Hà Tĩnh) năm 2024 đã thu hút hơn 500 VĐV tham gia để thực hiện thông điệp: “Vượt qua chính mình - mãi mãi vươn xa”.
Hội thao là hoạt động sôi nổi, tạo sự gắn kết, giao lưu sôi nổi giữa các đoàn viên, đơn vị, thúc đẩy phòng trào thể dục thể thao tại Trường Đại học Hà Tĩnh.
Giải bóng chuyền hơi cựu chiến binh Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).