Mùa hè ăn nhiều vải có nóng không?

(Baohatinh.vn) - Quả vải chín vào giữa mùa hè, tiết Hạ chí có tác dụng bồi bổ sức khỏe vào những ngày nắng nhất trong năm.

Quả vải đông y gọi là lệ chi, cùi vải gọi là lệ chi nhục, có vị ngọt hơi chua, tính ấm vào 2 kinh can (gan) và thận, có tác dụng giải khát, trị chứng mệt nhọc do mùa hè nóng làm tổn hao nước và các loại dịch trong cơ thể. Vị ngọt của quả vải có tác dụng làm mát huyết, bồi bổ tân dịch, trong cùi vải có thành phần của nước, nước thuộc âm, thận của người chủ thủy, ăn vải vào mùa hè bồi bổ cho thận âm thêm mạnh, làm mát bàng quang, nên không bị đi tiểu giắt; vị chua của vải đi vào gan để giúp gan tăng cường điều tiết, giải độc, làm mát gan nên dễ ngủ, tiêu hóa tốt.

Mùa hè ăn nhiều vải có nóng không?

Vải thường ăn tươi, nếu làm thuốc, người ta bóc ra lấy cùi sấy khô, ngày dùng từ 6-12g trong một số bài thuốc để thanh nhiệt, giải độc. Hạt vải đông y gọi là lệ chi hạch, phơi khô, giã nát, tẩm muối sao, có vị hơi ngọt, tính sáp vào kinh tỳ vị và kinh thận, có tác dụng làm ấm trung tiêu điều hòa tỳ vị, giúp cho thận điều khí tốt, có tác dụng điều trị chứng tràng vị đau do thấp nhiệt, tinh hoàn sưng đau. Trong bài thuốc chữa vô sinh của nam giới bao giờ cũng có vị lệ chi hạch để kích thích tinh hoàn sinh ra tinh trùng, ngày dùng từ 8-16g.

Trong cơ thể người có tạng nhiệt, tạng hàn và tạng không hàn không nhiệt (ôn hòa). Đối với người tạng hàn, hoặc ôn hòa thì ăn nhiều vải càng tốt; đối với người tạng nhiệt thì nên ăn ít. Dùng làm thuốc thì đã có liều lượng, còn ăn tươi thì liều lượng bao nhiêu cho vừa? Đối với người hàn (mát) hoặc ôn hòa, có thể ăn 15-20 quả tươi/ngày, chia làm 2 lần sáng và chiều; đối với người tạng nhiệt, vì quả vải có tính ấm nên ăn ít, vì ăn nhiều dễ sinh nhiệt, có thể ăn 10-15 quả/ngày, chia làm 2 lần. Trẻ em dưới 6 tuổi cho ăn 3-4 quả/ngày, chia làm 2 lần.

Cơ thể chúng ta cần nhiều chất, nhưng không nên ăn một chất với số lượng nhiều trong một ngày, sẽ hấp thu không hết, phải đào thải quá nhiều, làm cơ thể mất cân bằng âm dương mà sinh bệnh như ỉa chảy đối với người cơ thể tạng hàn. Đối với người cơ thể tạng nhiệt dễ sinh ra chứng rôm sảy, nóng trong người, táo bón, có khi đại tiện ra máu… Người xưa dạy: “ăn uống phải điều độ” là với ý nghĩa như vậy.

BS Nguyễn xuân Hướng

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.