Nga nhận vũ khí khủng khiếp hơn cả Zircon

Theo kế hoạch trang bị năm 2018, Quân đội Nga sẽ được nhận loạt vũ khí tối tân, trong đó có Skif - dòng tên lửa còn đáng sợ hơn Zircon.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vũ khí mới đầu tiên lực lượng này tiếp nhận năm 2018 được nhắc đến là tiêm kích MiG-35, tiếp theo là tàu phá băng Ilya Muromets, phiên bản trực thăng Mi-28UB, tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M... và Skif - dòng tên lửa còn đáng sợ hơn cả Zircon.

Theo thông tin được công khai, tên lửa Skif do Phòng thiết kế phương tiện kỹ thuật biển Rubin thành phố Sant-Peterburg và Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev bắt đầu triển khai thiết kế từ đầu những năm 1990. Phòng thiết kế Rubin chịu trách nhiệm thiết kế thiết bị phóng, còn Trung tâm Makeev - thiết kế chính tên lửa Skif.

nga nhan vu khi khung khiep hon ca zircon

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa

Đây là loại tên lửa mới, có khả năng để ở chế độ chờ trong thời gian dài dưới đáy biển và sau đó theo mệnh lệnh tiêu diệt các mục tiêu trên biển hay trên mặt đất. Thử nghiệm tên lửa Skiff ở cấp độ nhà máy đã được Nga tiến hành hồi cuối tháng 6/2013. Sau đó, một số cuộc thử nghiệm thành công đã được thực hiện.

Báo Izvestia đưa tin, để đặt tên lửa này xuống đáy biển, Nga sẽ sử dụng tàu ngầm diesel-điện B-90 Sarov dự án 20120 đã được cải tiến để thực hiện nhiệm vụ này. Trong phần mũi tàu ngầm Sarov bố trí một ống phóng lôi đường kính lớn gần 1 m và các bể chứa tải trọng đặc biệt dùng để bù đắp trọng lượng của quả tên lửa thả khỏi tàu ngầm và giúp tàu giữ sự ổn định.

Nguồn tin này cho biết, việc bố trí vũ khí chiến lược dưới đáy biển có lợi thế là hầu như giữ được bí mật vị trí của tên lửa đối với tàu ngầm của đối phương và tạo ra chút lợi thế trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Bên cạnh đó, bố trí tên lửa mang đầu đạn hạt nhân dưới đáy biển còn tiết kiệm chi phí quốc phòng. Bởi chỗ bố trí tên lửa không cần phải tăng cường bảo vệ cũng như trang bị hệ thống phòng thủ trước sự tấn công của đối phương.

Được biết, trong thập niên 1970, Mỹ đã không xem xét phương án bố trí tên lửa đưới đáy đại dương mà chú trọng các hầm phóng tên lửa bố trí trên tàu ngầm vốn được bảo vệ tốt, có thể chống lại tấn công hạt nhân.

Còn tại Liên Xô vào nửa cuối thập niên 1980, các chuyên gia bắt đầu tiến hành thiết kế loại vũ khí chiến lược của tương lai. Đến đầu thập niên 1990, Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev thiết kế loại tên lửa này.

Kế hoạch thiết kế được giữ bí mật và chỉ biết rằng vào năm 2005, Nga bắt đầu sản xuất mô hình đầu tiên của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân dưới đáy biển và đến năm 2008 tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên với loại vũ khí mới. Sang năm 2009, Nga tiếp tục hoàn thiện loại tên lửa mới.

Để triển khai Skif và giữ bí mật, Nga thực hiện các bước như sau: Tàu ngầm mang tên lửa Skif di chuyển ngầm dưới nước đến địa điểm cho trước và thả container chứa tên lửa xuống đáy biển.

Không cần thêm bất cứ một công việc lắp đặt nào bởi vì container sẽ nằm dưới đáy biển. Khi nhận được lệnh phóng, container sẽ tự bơm khí nén và sau đó sẽ giống như một con lật đật, có nghĩa là lúc này nó sẽ nổi theo chiều thẳng đứng dưới đáy biển.

Tiếp theo, khí tiếp tục được tự bơm và container bắt đầu nổi lên. Có quan điểm cho rằng, tên lửa được phóng ra khỏi container nhờ thiết bị tăng tốc nhiên liệu rắn ở độ sâu 50 m. Tức giống như tên lửa được phóng từ tàu ngầm.

Tuy nhiên, việc tàu ngầm phóng tên lửa khi đang lặn nhằm một mục đích duy nhất – không để đối phương phát hiện vị trí của mình. Trong khí đó thì Skif là loại vũ khí sử dụng một lần, chính vì thế mà nhiều khả năng hơn cả là sử dụng phương pháp phóng từ trên mặt nước.

Với tốc độ siêu thanh và sự bí mật của mình, Nga khẳng định một khi Skif được triển khai, vũ khí này còn đáng sợ hơn nhiều so với dòng tên lửa thế hệ mới Zircon cũng đang trong giai đoạn phát triển dành cho Hải quân Nga.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.