Ngày 12/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã hoàn thành thủ tục tiếp nhận từ cơ quan chức năng Indonesia 16 ngư dân tại cửa khẩu hàng không Soekarno Hatta và đưa về nước. Đây là chuyến cuối cùng đưa ngư dân về nước trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Phần lớn các ngư dân này có tuổi đời còn rất trẻ, quê ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Bình Định, Thanh Hóa, đi làm thuê trên các tàu khai thác hải sản. Các ngư dân này là những người làm chứng trong các phiên tòa xét xử các thuyền trưởng, máy trưởng.
Do thời gian diễn ra các phiên tòa thường kéo dài nên các ngư dân này đã bị tạm giữ trong thời gian khá lâu, từ 10-18 tháng tại đảo Tarempa, thuộc quần đảo Riau của Indonesia.
Ông Nguyễn Thanh Giang, phụ trách công tác Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết: “Đại sứ quán xác định dịp Tết Nguyên đán sẽ cố gắng đưa các ngư dân còn bị giam giữ về nước. Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng phối hợp với các cơ quan chức năng Indonesia cũng như các cơ quan chức năng trong nước để hoàn thành các thủ tục sớm đưa các ngư dân – những người đã đủ những điều kiện được thả về nước - để có thể về dịp trước tết Nguyên đán. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát, theo dõi các phiên tòa cũng như đưa các ngư dân về nước”.
Được về nhà vào những ngày giáp Tết nguyên đán Mậu Tuất, các ngư dân đều bày tỏ vui mừng. Ngư dân Cao Thế Huy quê ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, bị bắt hồi tháng 6/2016, chia sẻ Tết xa nhà đã buồn, lại ở trong trại giam thì còn buồn hơn nhiều. Mọi sinh hoạt không khác ngày thường, anh em trong trại vẫn phải tự đi kiếm cá về để ăn. Thời gian anh Huy bị giam giữ tổng cộng tới gần 20 tháng. Anh rất vui mừng khi được về nhà lần này, đồng thời cho biết sau này sẽ về giúp vợ con ở nhà và chưa có kế hoạch đi biển trở lại.
Ngư dân Đoàn Văn Hiến, quê ở Bạc Liêu, bị lực lượng chức năng Indonesia bắt tháng 10/2016, cho biết anh bị giữ gần 18 tháng. Cái tết đầu tiên ở Indonesia rất buồn, anh em ở trong trại có gì ăn nấy. Tới đây, khi về đến Việt Nam, Hiến cũng chưa biết làm gì vì từ nhỏ đến lớn gắn với biển nên bây giờ cũng chưa biết chọn nghề gì phù hợp hơn. Danh Lam Thành Phát, 18 tuổi, đã đi nghề biển được 3 năm và là ngư dân ít tuổi nhất trong nhóm, cho biết bị bắt vào tháng 3/2017. Phát rất vui vì được về nhà.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức được 5 đợt đưa tổng số 150 ngư dân về nước qua đường hàng không. Hiện tại vẫn còn khoảng 150 ngư dân đang bị phía Indonesia giam giữ. Tuy nhiên, những người này thuộc số đang phải chịu án tù giam cộng với những người phải ở lại làm chứng cho các phiên tòa.
Đối với những ngư dân được trao trả lần này, sau hàng năm trời bị giữ trên đất khách quê người, nhiều người đã phải trải qua cái Tết trong trại giam, sự trở về ngày hôm nay càng có ý nghĩa lớn lao và bài học về sự vi phạm vùng biển nước bạn để bị bắt giữ càng trở nên đắt giá.
Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Đồng chí Khamtay Siphandone có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Khảo sát kỹ nhu cầu của các hộ dân để lựa chọn phương thức hỗ trợ thiết thực, phù hợp, hội chữ thập đỏ các cấp ở Hà Tĩnh đang chung tay triển khai hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) theo kết luận mới đây của Ban Bí thư.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh dẫn đầu đã đến chúc Tết Bunpimay tới Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bolikhămxay.
Thời gian tới, 2 tỉnh Hà Tĩnh và Bolikhămxay tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của mỗi địa phương.
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong giai đoạn sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng trước hết phải tự đấu tranh với chính mình để nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân.
Việc kết nối dữ liệu hộ tịch điện tử góp phần thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hộ tịch trên môi trường mạng nhanh chóng, giúp giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân Hà Tĩnh.
Trong không khí vui tươi đón Tết cổ truyền Bunpimay 2025, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chúc tình hữu nghị, đoàn kết giữa Hà Tĩnh và Khăm Muồn ngày càng bền chặt.
Bộ Nội vụ sẽ tập trung cao độ tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Sáng 1/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT-TH Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Savannakhet (Lào) cùng khẳng định sẽ tiếp tục cùng nhau đồng hành trong phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ nhau phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Bộ Nội vụ cho biết cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
Báo Hà Tĩnh và Đài PT&TH Hà Tĩnh sau hợp nhất lấy tên gọi là Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh giữ chức vụ Tổng Biên tập.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Phát huy các giá trị văn hóa, di sản, đồng thời với khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng có về công nghiệp - dịch vụ, Hà Tĩnh đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước trở thành tỉnh khá trong khu vực miền Trung và cả nước.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.
Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị thành viên BCĐ cấp tỉnh tiếp thu tinh thần chỉ đạo, kết luận của các Phó Thủ tướng tại hội nghị để tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1195-QĐ/TU về việc hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh.
Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.