Những thiên tài hội họa sống trong điên loạn

Lịch sử hội họa đã chứng minh, có một mối liên hệ kỳ lạ giữa thiên tài và sự điên loạn.

Những danh họa nổi tiếng nhất lại thường mắc phải những chứng bệnh tâm thần, khiến cuộc đời họ trở thành một chuỗi những hành hạ kéo dài dai dẳng…

Michelangelo

Là một trong những thiên tài vĩ đại nhất của lịch sử hội họa thế giới, danh họa người Ý Michelangelo (1475-1564) sinh thời không để người khác nhận ra những bất ổn trong tâm lý của mình. Tuy vậy, nhiều học giả nghiên cứu về cuộc đời và thành tựu của Michelangelo đều khẳng định rằng ông có những dấu hiệu của bệnh tâm thần.

Bức “Lời phán xét cuối cùng” (1534-1541)
Bức “Lời phán xét cuối cùng” (1534-1541)

Dựa trên các tác phẩm ông sáng tạo ra cùng những ghi chú trong các bản vẽ phác họa mà Michelangelo để lại, người ta nhận thấy trong đó ẩn chứa nhiều nỗi u sầu, những triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý lưỡng cực.

Fransisco Goya

Danh họa người Tây Ban Nha Francisco Goya (1746-1828) là niềm tự hào của hội họa nước nhà. Những tác phẩm của ông sau này đã gây ảnh hưởng đối với những danh họa nổi tiếng khác như Bacon, Picasso hay Manet…

Bức “Khoảnh sân của những người điên” (1794)
Bức “Khoảnh sân của những người điên” (1794)

Trong các tác phẩm của Goya, người ta tìm thấy sự cô đơn, nỗi sợ hãi. Sinh thời, Goya có một thể chất và tinh thần yếu đuối, ông dễ đau ốm và cũng dễ suy sụp. Goya thường nghe thấy những giọng nói vang lên từ trong không trung, thường bị mất thăng bằng, đôi khi bị mất thính giác… Người ta cho rằng có thể Goya đã mắc bệnh hoang tưởng, tâm thần phân liệt.

Richard Dadd

Là một trong những minh chứng dữ dội nhất trong số những thiên tài điên loạn. Những triệu chứng tâm thần đầu tiên ở Richard Dadd (1817-1886) xuất hiện khi ông đang bơi thuyền trên sông Nile (Ai Cập) thì bỗng trở nên hoảng hốt vì cho rằng một vị thần Ai Cập đang cố gắng chiếm giữ linh hồn mình.

Sau đó, khi trở về Anh, Dadd bắt đầu cho rằng cha mình là quỷ dữ, thường xuyên cãi vã với cha và cuối cùng đã giết chết cha. Sau khi tỉnh cơn mê, Dadd chạy trốn sang Pháp và suýt nữa lại giết hại một người khách du lịch.

Bức “Nhát rìu của người đốn cây” (1855-1864)
Bức “Nhát rìu của người đốn cây” (1855-1864)

Sau đó, tự Dadd đã tìm tới bệnh viện tâm thần để được điều trị. Tại đây, ông đã vừa chữa bệnh, vừa sáng tạo nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng. Dadd được chẩn đoán bị bệnh hoang tưởng, tâm thần phân liệt.

Paul Gauguin

Một bức tự họa của Paul Gauguin
Một bức tự họa của Paul Gauguin

Là một trong những người bạn được nhắc tới nhiều nhất trong cuộc đời Vincent van Gogh, danh họa người Pháp Paul Gauguin (1848-1903) cũng có những dấu hiệu của bệnh tâm thần. Gauguin trong cuộc đời đã từng có lúc tự tử bất thành, từng chịu đựng những cơn trầm cảm nặng nề.

Vincent Van Gogh

Trong giới hội họa, nếu muốn tìm một họa sĩ có cuộc đời luôn vật vã trong những cơn bất ổn tâm lý nhưng những thành tựu mà họa sĩ đó đạt được mang tầm vóc thế giới, đó chỉ có thể là Vincent van Gogh (1853-1890).

Danh họa người Hà Lan là cha đẻ của những tác phẩm hội họa sống động, tinh tế, ngập tràn cảm xúc, có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ họa sĩ sau này, ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Suốt cả cuộc đời, Van Gogh là một con người khốn khổ, luôn chìm sâu trong những bất ổn tâm lý. Ông phải chịu đựng trạng thái suy sụp, trầm cảm nặng nề, đôi khi cả những cơn động kinh.

Bức tự họa của Van Gogh sau khi cắt tai
Bức tự họa của Van Gogh sau khi cắt tai

Một trong những sự việc điên rồ nhất cuộc đời Van Gogh chính là khi ông tự cắt tai mình. Thiên tài hội họa này đã qua đời năm 37 tuổi, tự tử bằng súng. Người ta cho rằng chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực chính là nguyên nhân dẫn tới việc ông thường xuyên bị suy sụp tâm lý.

Louis Wain

Họa sĩ người Anh nổi tiếng với những bức tranh khắc họa loài mèo - Louis Wain (1860-1939), khi về già, đã phải chịu đựng căn bệnh tâm thần phân liệt. Sự hoang tưởng khiến Louis Wain mất niềm tin và chuyển sang căm ghét những người thân yêu nhất.

Edvard Munch

Nổi tiếng với loạt tranh kinh điển “Tiếng thét”, danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863-1944) cũng bị căn bệnh thần kinh hành hạ.
Nổi tiếng với loạt tranh kinh điển “Tiếng thét”, danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863-1944) cũng bị căn bệnh thần kinh hành hạ.

Ông luôn bị ám ảnh rằng thần chết đang gõ cửa nhà mình, giấc ngủ của ông thường bị gián đoạn bởi những cơn ác mộng kinh hoàng, ông cũng thường nhìn thấy những hình ảnh ma quỷ rùng rợn… Chính những điều này đã gây ảnh hưởng đối với phong cách sáng tạo của Munch.

Khi sự lo lắng và chứng ảo giác của ông ngày càng trở nên trầm trọng, Munch bị suy sụp nặng nề. Tuy vậy, may mắn là các liệu pháp chữa trị tâm lý đã phát huy tác dụng đối với ông.

Georgia O’Keefe

Là một trong những nữ họa sĩ đi tiên phong trong sáng tạo nghệ thuật, Georgia O’Keeffe (1887-1986) là nữ nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ. Ở chặng giữa cuộc đời, O’Keeffe đã phải chịu đựng một cơn suy sụp thần kinh nặng nề, đến mức phải nhập viện điều trị và không thể vẽ nổi một bức tranh nào trong vòng 2 năm.

Nicolas de Staël

Họa sĩ người Pháp gốc Nga Nicolas de Staël (1914-1955) là một trong những tên tuổi gây ảnh hưởng nhất trong giới hội họa thập niên 1950. Nicolas de Staël cũng bị trầm cảm nặng. Ở tuổi 41, sau khi gặp gỡ một nhà phê bình mỹ thuật và xảy ra những tranh cãi, bất đồng, Nicolas de Staël đã bị kích động mạnh và nhảy lầu tự tử.

Bích Ngọc - Theo Brainz

Nguồn: dantri.com.vn

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.