Những ứng viên sáng giá của mùa giải Nobel 2016

Mùa giải Nobel 2016 chính thức bắt đầu hôm nay với công bố chủ nhân giải Y sinh. Reuters đưa ra danh sách những ứng viên hàng đầu có thể giành giải thưởng danh giá này.

Các ứng viên này dựa trên danh sách Citation Laureats được Thomson Reuters công bố kể từ 2002 tới nay nhằm vinh danh các nhà khoa học hàng đầu trong một số lĩnh vực.

14 năm qua, hệ thống này đã dự đoán đúng 39 tác giả của giải Nobel - nhưng có một số giải được trao không trùng năm mà danh sách Reuters công bố.

Danh sách năm nay của Reuters gồm 24 nhà khoa học đến từ 5 quốc gia khác nhau. Như thường lệ, các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học ở Mỹ chiếm phần lớn trong danh sách dự đoán với 15 ứng viên.

nhung ung vien sang gia cua mua giai nobel 2016

Khán phòng tổ chức trao giải Nobel. Ảnh: nobelprize.

Ứng cử viên cho giải Nobel hóa học năm nay bao gồm George Church của Đại học Y Harvard và Feng Zhang của Viện Công nghệ Massachusetts với ứng dụng chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 ở chuột và tế bào của người.

Celso Grebogi, giáo sư người Brazil, được xem là ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng Nobel vật lý với nghiên cứu về lý thuyết điều khiển các hệ thống hỗn loạn.

Theo danh sách, các nhóm học giả nghiên cứu về đối phó với căn bệnh ung thư có thể là những người chiến thắng giải Nobel Y sinh năm nay. Học giả Michael Hall từ Đại học Basel của Thuỵ Sĩ được coi là ứng viên cho giải Nobel Y sinh với các nghiên cứu về sự phát triển của tế bào có thể dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt.

Một nhóm khác là các nhà khoa học James Allison, Jeffrey Bluestone và Craig Thompson với nghiên cứu về cách CD28 và CTLA-4 điều khiển sự kích hoạt các tế bào T, điều khiển phản ứng của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu này có thể giúp thay thế biện pháp hoá trị trong điều trị ung thư trong tương lai.

Trong lĩnh vực kinh tế, các ứng viên có Oliver Blanchard, người có đóng góp quan trọng cho kinh tế vĩ mô bao gồm "các yếu tố quyết định sự biến động của kinh tế và việc làm."

Ba học giả của châu Á lọt vào danh sách dự đoán bao gồm hai nhà khoa học đến từ Nhật Bản và một nhà khoa học đến từ Hong Kong.

Trên cấp độ trường, 5 nhà nghiên cứu đại học Harvard lọt vào danh sách này trong khi Viện công nghệ Massachussetts cũng có tới 4 ứng viên.

Năm ngoái, các nhà phân tích của Thomson Reuters đã dự đoán thành công hai giải Nobel. Một là giải thưởng Nobel vật lý của hai nhà khoa học đến từ Canada và Nhật Bản, Arthur McDonald và Takaaki Kajita, cho nghiên cứu về sự chuyển hoá neutrinon. Hai là giải thưởng Nobel kinh tế của Angus Deaton đến từ đại học Princeton. Mỹ, cho các nghiên cứu về tiêu dùng và đói nghèo.

Hàng năm, ba cá nhân được dự đoán sẽ thắng giải trong lĩnh vực y sinh, vật lý, hóa học và kinh tế được tiết lộ trước khi Uỷ ban Nobel thông báo chính thức người thắng cuộc.

Theo Zing

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.
Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Nhà chức trách Mỹ cáo buộc các công ty mạng xã hội và nền tảng streaming lớn – bao gồm Amazon, YouTube, Facebook, TikTok – theo dõi người dùng để trục lợi từ thông tin cá nhân của họ.
Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Trong nửa đầu năm 2024, iPhone 15 Pro Max đứng đầu doanh số smartphone toàn cầu và tạo khoảng cách rất xa với cái tên xếp ở vị trí phía dưới.
Loạt sản phẩm Apple vừa ngừng bán

Loạt sản phẩm Apple vừa ngừng bán

iPhone 16 trình làng: iPhone 15 Pro, Apple Watch Series 9 hay ốp lưng FineWoven là những sản phẩm không còn phân phối tại cửa hàng Apple sau sự kiện ngày 9/9.
iPhone 16 khác gì iPhone 13?

iPhone 16 khác gì iPhone 13?

iPhone 16 trình làng: Những người dùng iPhone đời cũ là nhóm khách hàng sẽ quan tâm nhất tới iPhone 16. Với thế hệ iPhone 13 từ 3 năm trước, iPhone 16 mang lại nhiều cải tiến về phần cứng, camera và AI.
Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.