Núi Hồng - Sông La

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự
Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Sự có mặt của tục thờ Lê Khôi, trước hết diễn ra trong phạm vi không gian Cửa Sót – núi Nam Giới. Tại không gian này, núi liền mạch nhưng sông cách trở nên người dân đã tìm những nguyên do khác nhau để mở rộng thờ ngài Lê Khôi. Ở Thạch Hà, ngoài đền chính, các đền Nước Lạt (Thạch Bàn; đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, còn gọi là đền thờ vọng (Thạch Hải; đền Tam Lang (Thạch Hải); đền Thuận Nghĩa (Thạch Trị) khi thờ Lê Khôi đa phần căn cứ vào những câu chuyện lưu truyền trong dân gian về sự tích của ngài từng diễn ra ở đó. Ngược lại, do cách trở, phía bên kia sông, các câu chuyện sự tích Lê Khôi hầu như không có, thay vào đó người dân Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà) thờ ngài Lê Khôi tại đền Mai Lâm, Đông Phương chủ yếu dựa theo tục thờ vọng, thông qua thủ tục rước linh vị từ đền chính về thờ.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Nằm gần nơi ngài Lê Khôi yên nghỉ trên mạch Long Ngâm, đền Nước Lạt (thôn Tân Phong, Thạch Bàn) được xem là ngôi đền có tích xưa gần gũi những ngày cuối đời của danh tướng. Cụ ông Lê Xuân Hoan – người trong thôn, từng là thủ từ 9 năm tại đền chính kể lại rằng: “Tương truyền, Lê Khôi sau khi dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường ra Bắc về đến đây thì lâm bệnh và nghỉ tại đền. Sau thấy bệnh thêm nặng, quân sỹ đưa ông theo sườn núi Nam Giới qua làng Dương Luật dưỡng bệnh rồi mất ở đó”.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Đây là những sự kiện người đời trước rất xem trọng, liền rước linh vị ngài vào thờ tại một cái miếu nhỏ vốn thờ bà chúa Sơn. Cùng với tướng quân Lê Khôi, đền còn phối thờ tướng công Hồ Tương Bình. Ngoài ra, sau này, nhân dân còn mở rộng thờ mẫu Tam phủ, thờ Phật ngay cạnh các cung thờ nhân thần. Đến tham quan đền, thật ngạc nhiên là đền còn giữ dáng vẻ ngày trước, đặc biệt trong cung chính thờ Lê Khôi còn lưu giữ 2 bình hương cổ bằng đồng, tuổi thọ đã hàng trăm năm.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Cũng trong vùng ảnh hưởng khá hẹp về không gian quanh núi Nam Giới, đền Đức Thánh Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi, còn gọi là đền thờ vọng Lê Khôi (Thạch Hải) làm không ít du khách nhầm tưởng đây là đền chính. Tên đền cũng như tên đền chính, chỉ khác, đền thờ vọng được lập phía ngoài núi Long Ngâm, trên đường du khách đi về Khu du lịch Quỳnh Viên.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Cụ Nguyễn Quang Tú - Chi hội Trưởng chi hội Người cao tuổi thôn Minh Hải, Thạch Hải cho hay: Khi lớn lên, cụ đã nghe các bậc cao niên kể rằng, Lê Khôi khi thắng giặc Chiêm Thành về có đặt chân qua khu vực đền. Để tưởng nhớ vị tướng vì xã tắc, người dân đã chăm lo hương khói thờ tự ngài từ hàng trăm năm về trước. Những năm chống Mỹ, đền bị bom Mỹ đánh phá ác liệt. Các cụ trong làng chiêm bao thấy một người tướng mạo như tiên ông, bảo phải dời đồ thờ tự Lê Khôi vào đền Tam Lang để được an toàn. 8 đạo sắc và toàn bộ đồ tế khí gồm tượng, linh vị, ngai, bài vị, ô lọng… sau đó được dân làng chuyển về đúng địa điểm báo trong giấc mộng. Năm 2007, toàn bộ đồ tế khí và sắc phong được người dân rước trả lại đền để thực hành tục thờ vọng. Hàng năm, vào dịp lễ giỗ ngài, người dân huyện Thạch Hà và Lộc Hà lại tổ chức thi đấu thể thao tại khu vực trước cửa đền, nơi có không gian rộng rãi, núi cao che bóng mát.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Cách đền thờ vọng Lê Khôi chừng 300m, được che chở bởi vô số cây xanh trong đôộng luồng Miếu, đền Tam Lang (Thạch Hải) nơi bảo vệ đồ tế khí tại đền vọng Lê Khôi vẫn còn lưu giữ nhiều vẻ đẹp tín ngưỡng. Cụ Nguyễn Văn Minh thủ từ kể rằng: đền được xây dựng từ năm 1460, thờ thần Tam Lang, từ năm 1964 – 2007 thờ thêm ngài Đức Thánh Đại vương Lê Khôi. Bởi vậy, đúng dịp lễ giỗ Lê Khôi, lãnh đạo thôn và ban lễ nghi phải ra đền Tam Lang làm lễ thỉnh ngài, sau đó đến đền chính Lê Khôi để tế lễ.

Vừa xây dựng lại dựa trên phế tích cũ nằm trên gò đất đôộng đền, đền Thuận Nghĩa (thôn Toàn Thắng, Thạch Trị) mang nhiều ký ức và tình cảm trao gửi của người ven biển. Người xưa kể lại rằng, nơi đây ngài Lê Khôi đã dừng chân ở lại 3 ngày 3 đêm trước khi về vùng Cửa Sót. Xót thương và tưởng nhớ ngài, dân làng chài đã lập đền tưởng vọng, đồng thời mong ngài chở che. Theo cụ ông Lê Văn Ninh (87 tuổi, là thủ từ), đền Thuận Nghĩa lập lần đầu cách đây khoảng 400 năm. Cụ Ninh và bố ruột cụ là người đã gìn giữ các đồ tế khí cho đến hôm nay, trong đó có cây kiếm cổ, chén gỗ cổ, chiêng đồng, chiếc mũ gỗ...

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự
Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Năm 2017, đền được toàn dân chung sức tôn tạo, rồi cùng nhau đón di tích lịch sử văn hóa. Dịp lễ hội năm nay, người dân Thạch Trị lần đầu tiên được tham gia lễ rước linh vị ngài Lê Khôi. Lễ thật “trọng” nên họ đã mua kiệu rước, các đồ tế khí lên đến gần 100 triệu đồng.

Phía bên kia sông Sót, người dân Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà) bao đời đã quen với lễ hội Lê Khôi. Tại xã Thạch Kim, đền Đông Phương ở thôn Xuân Phượng có lịch sử trên 200 năm, hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị như: chiếc lư hương cổ, chuông đồng cổ…

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự
Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự
Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Cùng với phạm vi không gian vùng Cửa Sót – núi Long Ngâm, tín ngưỡng thờ Lê Khôi được lan rộng nhiều địa phương khác ngoài huyện, ngoài tỉnh. Tại thị xã Cửa Lò, xưa kia người dân vùng Thạch Kim, Mai Phụ phiêu tán ra lập nghiệp. Những người đầu tiên lập làng ở thị xã Cửa Lò tin rằng, phải nhờ uy linh của tướng quân Lê Khôi thì biển trời mới yên, lòng người mới thuận. Họ đã xin được thờ vọng ngài ở xứ sở mới, tôn ngài làm thành hoàng.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Ngôi đền Mai Bảng dần mọc lên ở phường Nghi Thủy từ cuối thế kỷ XVIII. Người dân hiện tại vẫn duy trì tín ngưỡng thờ Lê Khôi là chính, cùng với đó là thờ 6 vị khai cơ và Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Phó Chủ tịch UBND phường Nghi Thủy Hoàng Văn Bình cho hay: “Dịp lễ hội Lê Khôi năm nay cũng như hàng năm, phường luôn cử đoàn vào đền Lê Khôi dự lễ, cung kính đức thánh”.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Bên kia dòng sông, tại thôn Vĩnh Phúc, xã Đức Vĩnh (Đức Thọ), đền thờ tướng Lê Khôi được xây dựng năm 1817 và mới được tôn tạo hàng tỷ đồng vào năm 2009. Năm 2010, đền được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Trong đền có bức tượng cổ, các đồ tế khí ngày trước lưu giữ lại. Hàng năm, cứ đến 3/5 âm lịch ngày chính kỵ Chiêu Trưng, dân làng xã Đức Vĩnh lại cùng nhau bàn soạn lễ vật cúng tế. Năm nay, lãnh đạo xã cùng ban lễ nghi đền sẽ vào tham dự lễ đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến tế lễ tại đền chính.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự
Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Ngoài những di tích trên, ở huyện Thạch Hà còn 2 phế tích lưu giữ những câu chuyện về thờ vọng ngài Lê Khôi. Tại Việt Xuyên, xưa kia thuộc miền biên viễn, nơi đây có đền thờ ngài nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Tùng Lang. Tương truyền, Lê Khôi từng qua đây khi đánh giặc, người dân tưởng nhớ người có công dẹp nạn binh đao nên lập đền. Sau cải cách ruộng đất, đền bị phá hủy chỉ còn chân móng tắc môn.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Trước mùa lễ hội này, người dân ở đây đã cắm cờ tổ quốc, cờ lễ hội tại khu vực phế tích, bày tỏ lòng tưởng vọng tới Đại vương Lê Khôi. Ở xã Thạch Hội, theo Phó trưởng Phòng VHTT huyện Thạch Hà Nguyễn Bá Chiến: hiện vẫn còn một miếu hoang, nằm gần chùa Nham, nghe các cụ nói là nơi đây thờ vọng Lê Khôi, bởi Lê Khôi từng qua đây thời chiến trận.

Lê Khôi - bậc nhân thần nhiều nơi thờ tự

Thiết kế: Huy Tùng

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống