Đến với tuần lễ hồng Bình Du (Vũ Quang, Hà Tĩnh), du khách không chỉ có những trải nghiệm riêng biệt mà còn thoả sức thưởng thức những sản vật ngọt thơm của miền quê nơi đây.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh vừa được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Cu đơ Hà Tĩnh”. Đó là cơ hội để sản phẩm kết tinh giữa các loại nông sản và tình người Hà Tĩnh được chắp cánh bay xa.
Chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để giao thương buôn bán mà còn là nơi “trình diễn” những nét văn hóa truyền thống. Chợ tết gọi về trong tâm thức người đến chợ những hoài niệm cũ xưa. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt…
Gà Đông Tảo, gà đồi, lợn rừng… là những đặc sản đắt khách trong dịp Tết cổ truyền. Thời điểm này, nông dân Hà Tĩnh đang dồn sức chăm sóc để chuẩn bị tung ra thị trường những sản vật ngon nhất.
Tập tục xưa của những người đi sông, đi biển là thường sau Tết Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng), tàu thuyền mới ra khơi. Trước lễ ra khơi, các chủ tàu sẽ có một cái lễ nhẹ nhàng cúng các vị thần linh của sông nước để mong một năm ra khơi, vào lộng được an toàn, bội thu...
Thời gian đang nhích dần về những ngày cuối năm, cùng với không khí hối hả chạy đua cho kịp với thời vụ xuống giống, người nông dân đang chuẩn bị những sản vật để hòa chung niềm vui chợ tết.
Những trận mưa rừng của mùa thu làm tơi xốp lớp đất đai sau những tháng ngày nắng hạn. Không khí ẩm ướt mang theo mùi lá mục ngai ngái đã đánh thức những mầm cây ẩn mình dưới lớp đất sâu. Mùa tìm lộc rừng của những người dân trên vùng núi Ka Đay thuộc dãy Trường Sơn lại bắt đầu.