Nông dân Hà Tĩnh “ém” lợn rừng, gà Đông Tảo chờ bán Tết

(Baohatinh.vn) - Gà Đông Tảo, gà đồi, lợn rừng… là những đặc sản đắt khách trong dịp Tết cổ truyền. Thời điểm này, nông dân Hà Tĩnh đang dồn sức chăm sóc để chuẩn bị tung ra thị trường những sản vật ngon nhất.

nong dan ha tinh em lon rung ga dong tao cho ban tet

Lợn rừng được nuôi tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh

Dịp Tết này, trang trại của ông Đàm Thọ (xã Lộc Yên, Hương Khê) sẽ xuất bán trên 30 con lợn rừng với mức giá từ 180 - 200 ngàn đồng/kg lợn hơi. “Trên 10 năm nuôi lợn rừng, tôi đã thuần thục kỹ thuật chăm sóc. Lợn rừng tuy không khó nuôi, song phải có kỹ thuật để lợn luôn khỏe mạnh, có chế độ ăn phù hợp để thịt thơm ngon, săn chắc. Lợn rừng gia đình tôi nuôi từ 2-3 năm nên luôn đắt khách và từ sau rằm tháng Chạp, khách sẽ lên tận trang trại để mua. Tết này, tôi cũng thu về ít nhất 200 triệu đồng từ lợn rừng. Ngoài ra, với 1 tấn cá hồ các loại, mức giá 60 - 80 ngàn đồng/kg cũng sẽ mang về nguồn thu lớn” - ông Thọ phấn khởi.

Thời điểm này, trang trại gà Đông Tảo của anh Nguyễn Chân Sang (thôn Thanh Minh, xã Thạch Thanh, Thạch Hà) đang đón nhiều khách ra vào. Vì mê gà Đông Tảo, 4 năm trước, anh Sang đã ra tận huyện Khoái Châu (Hưng Yên) mua 10 con gà giống. Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, tiêm phòng đầy đủ và đầu tư hạ tầng bài bản, đàn gà không ngừng phát triển. Hiện anh sở hữu 400 con gà Đông Tảo, tết này, dự kiến xuất ra thị trường trên 200 con.

“Gà Đông Tảo là giống quý, trước dùng để cúng tế, hội hè hay tiến vua và nay vẫn được nhiều người lựa chọn để làm quà biếu tết. Giống gà này rất khó tính, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi. Ngoài ra, người nuôi không dùng thức ăn công nghiệp mà cho gà ăn ngô, khoai, chuối, cám, rau xanh... Có như vậy, thịt gà mới ngon, ngọt, khối thịt ức ngồn ngộn, đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau mà không có gân, không dai” - anh Sang tiết lộ.

nong dan ha tinh em lon rung ga dong tao cho ban tet

Với 400 con gà Đông Tảo, tết này, gia đình anh Nguyễn Chân Sang (xã Thạch Thanh - Thạch Hà) sẽ có nguồn thu lớn.

Đảm bảo đủ nhu cầu dịp tết, anh Sang còn cung cấp giống, chỉ dẫn kỹ thuật nuôi cho các hộ lân cận và bao tiêu sản phẩm cho bà con. Theo anh Sang, sau 7 tháng nuôi, gà Đông Tảo có thể xuất bán với cân nặng từ 3,6 - 4 kg, giá 250 ngàn đồng/kg, đặc biệt, với loại gà biếu chân to, lông đẹp, mào đẹp, dao động từ 2-5 triệu đồng/con.

Lý giải cho việc nhiều người thích mua gà Đông Tảo làm quà biếu, anh Sang cho hay: “Gà Đông Tảo có thể gọi là hàng biếu độc đáo trong dịp Tết. Theo quan niệm xưa, nhiều người cho rằng, gia đình nào chọn được gà Đông Tảo để cúng trong đêm giao thừa thì năm đó sẽ làm ăn phát đạt. Đặc biệt, việc thưởng thức thịt của loài gà “tiến vua” này cũng thể hiện sự sang trọng, quyền quý của gia chủ”.

Thời điểm này, nông dân Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc vật nuôi bán tết, nhất là các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... Ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn cho biết: “Tết là dịp thuận lợi để nhà nông cung ứng các loại đặc sản như: Lợn rừng, gà Đông Tảo, gà đồi, bồ câu... với số lượng lớn; tập trung nhiều ở các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Phúc, Sơn Thủy... Mặc dù nuôi với số lượng lớn nhưng dịp tết rất dễ tiêu thụ, thương lái lên tận vườn mua với giá cao”.

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, thời tiết diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại kết hợp mưa ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho vật nuôi. Vì vậy, người nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, duy trì nhiệt độ chuồng ổn định. Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp chống rét, chú ý khẩu phần ăn phù hợp để vật nuôi đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt cũng như có cách phòng bệnh bằng dân gian để vật nuôi luôn khỏe mạnh...

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.