Tại sao Triều Tiên chọn thử hạt nhân vào thời điểm này?

Với việc Trung Quốc không hài lòng về Hàn Quốc, Bình Nhưỡng nhận thấy được tự do làm những gì mình muốn – và đã dẫn đến việc tiến thành thử hạt nhân lớn. Đây là nội dung trong bài bình luận của nhà báo Gordon G.Chang đăng trên trang mạng Daily Beast ngày 9/9.

tai sao trieu tien chon thu hat nhan vao thoi diem nay

Bãi thử hạt nhân Punggye-ri tại miền đông bắc Triều Tiên. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Triều Tiên đã sẵn sàng thử hạt nhân kể từ tháng 5/2016. Vậy tại sao họ lại đợi đến tận thời điểm này. Một số chuyên gia cho rằng vụ thử là để kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh Triều Tiên. Nhưng tất cả các dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân lần này bởi vì họ nhận thấy rằng Trung Quốc sẽ không áp đặt những tổn thất cho vụ thử.

Vụ thử diễn ra 3 ngày sau khi Vụ phó Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son Hui, đặc phái viên hạt nhân của Triều Tiên tới Bắc Kinh. Bà Choe đã đến thủ đô của Trung Quốc hôm 6/9.

Chúng ta không biết bà Choe và những người đối thoại với bà nói những gì trong tuần này. Tuy nhiên, đây là bằng chứng cho thấy Triều Tiên cảm thấy tự tin về phản ứng của Trung Quốc.

Cho đến thời điểm này, Bắc Kinh không hài lòng với Seoul nhiều hơn so với Bình Nhưỡng.

Trong tháng 7 vừa qua, Hàn Quốc và Mỹ đã tuyên bố họ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Bắc Kinh quan ngại rằng các radar uy lực cao của THAAD sẽ vươn tới Trung Quốc và có thể giúp Mỹ bắn hạ những tên lửa của Bắc Kinh. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các bước nhằm “dằn mặt” Seoul về mặt ngoại giao và làm suy yếu nền kinh tế của Hàn Quốc.

Khi Bắc Kinh không hài lòng với Seoul, Triều Tiên hiển nhiên nghĩ rằng họ có thể làm điều họ muốn. Hôm 5/9, Triều Tiên đã phóng 3 quả tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Rodong. Vụ thử, vào ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh G-20 do Trung Quốc đăng cai tổ chức, đã được thực hiện ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bên lề hội nghị. Rõ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã không lo lắng rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng bất lợi đối với các vụ phóng tên lửa này.

Bình Nhưỡng cũng biết rằng ông Tập Cận Bình coi Mỹ là một đối thủ chính của Trung Quốc, ngăn cản những tham vọng của Bắc Kinh trên hầu hết các hướng. Đó có lẽ là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Obama và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đã nhận được sự tiếp đón thô lỗ ở Hàng Châu khi họ đến dự hội nghị G-20.

Có thể Triều Tiên cho rằng ông Tập Cận Bình không quan tâm đến mục tiêu xa hơn, như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mà Washington thúc đẩy, và vì vậy Bình Nhưỡng nhận thấy họ được “bật đèn xanh” trong việc tìm kiếm để sở hữu loại vũ khí có sức phá hủy mạnh nhất thế giới.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.