Xã hội

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Giữa mùa tri ân, chúng tôi vinh dự được trở về bên những người Mẹ Việt Nam anh hùng để được nghe các mẹ kể về những câu chuyện đã qua. Mỗi mẹ một hoàn cảnh nhưng đều chung nhau ở một niềm đau, sự hy sinh lớn lao, cao cả và ở tình yêu Tổ quốc sâu sắc.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Một ngày cuối hạ, chúng tôi trở lại thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Đào ở tổ dân phố Tiền Giang, phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). Năm nay, mẹ tròn tuổi 90, đôi mắt đã mờ, mái tóc đã bạc, trí nhớ giảm sút. Thế nhưng, ký ức về ngày chồng và con hy sinh thì mãi in đậm trong tâm trí mẹ không thể phai mờ.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Mẹ Đào kể: “Đó là một ngày tháng 4/1968, lúc tôi vừa sinh con gái út được 2 ngày. Sau khi đón mẹ con ở trạm xá về nhà, ông nhà tôi chuẩn bị bữa trưa rồi dặn tôi cứ cho con ăn trước, ông đi họp đội dân quân một lát rồi về sẽ ăn sau. Ấy thế mà, khi ông chưa về, tôi đã nghe thấy tiếng máy bay, rồi bom thả, một tiếng nổ vang lên rung trời. Tôi lúc đó tay bế đứa nhỏ, tay dắt đứa lớn chạy sang nhà hàng xóm lánh bom. Gửi được con, tôi chạy vội đến chỗ ông họp thì tất cả đã không còn gì nữa...”.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Lễ an táng cho ông và những người hy sinh do địa phương tổ chức gọn lẹ, nhanh chóng. Nuốt nước mắt vào trong, mình mẹ chợ búa, ruộng nương, kiên cường nuôi dạy 6 người con khôn lớn. Có những ngày mẹ gánh hàng đi hàng chục cây số để bán. “Lúc đó không nghĩ được gì nhiều, chỉ biết rằng phải kiếm gạo, ngô, khoai, sắn nuôi con; xin tranh tre về đóng góp cho trường để con được học hành” - mẹ Đào tâm sự.

Khi tuổi mới chỉ vừa 18, 20 - hai trong số 6 người con của mẹ Đào là chị Nguyễn Thị Định (SN 1952) và anh Nguyễn Văn Bình (SN 1954) lần lượt xung phong ra chiến trường. Bao tâm tư muốn giãi bày nhưng không thể nói ra thành lời, mẹ chỉ biết gửi gắm niềm tin và cầu mong các con trở về bình an.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Hiện nay mẹ Đào sống cùng vợ chồng người con thứ 3.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Mẹ vui vẻ gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp bước truyền thống cha anh ngày trước, sẽ sống thay con mẹ.

Năm 1976, hòa bình lập lại, như nhiều người mẹ khác, mẹ Đào ngóng tin các con trở về nhưng rồi chỉ thấy chị Định về với vết thương trên người; còn anh Bình mãi không thấy tin tức. Cuối năm 1977, như có linh tính, lòng dạ mẹ bồn chồn không yên, mẹ viết thư gửi anh nhưng thư đi mãi không thấy hồi âm. Một năm sau đó, gia đình nhận được giấy báo tử anh đã hy sinh tại chiến trường Campuchia vào tháng 11/1977, được đưa về an nghỉ tại nghĩa trang TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nỗi đau chồng chất nỗi đau, tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ hòa chung với niềm đau của quê hương, đất nước.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Cách đây gần 10 năm, hài cốt liệt sỹ Nguyễn Văn Bình được đón về Nghĩa trang Liệt sỹ Núi Nài (TP Hà Tĩnh).

Cách đây gần 10 năm, hài cốt liệt sỹ Nguyễn Văn Bình được đón về Nghĩa trang Liệt sỹ Núi Nài (TP Hà Tĩnh). Biết anh về gần, mẹ Đào an lòng hơn, nhưng đôi mắt vẫn trũng sâu những nỗi buồn không thể nguôi ngoai. Mẹ Đào chia sẻ: Hè năm 2020, mẹ được ra Hà Nội dự lễ gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc, được đi tham quan nhiều nơi, viếng Lăng Bác... Mẹ biết trên đất nước ta có hàng nghìn người còn gánh chịu mất mát, đau thương hơn cả mẹ. Thế nên dẫu khuyết thiếu nhưng lúc này mẹ còn khỏe mạnh, vui vầy bên con cháu, chắt cũng đã là niềm vui...

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Cũng gánh chịu nỗi đau chồng và con hy sinh, đã già nửa thế kỷ, Mẹ Việt Nam anh hùng Đậu Thị Minh (SN 1937, ở thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) chỉ biết “khóc thầm lặng lẽ”, nén chặt nỗi lòng vừa làm mẹ, vừa làm cha.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Chồng của mẹ - liệt sỹ Phạm Hữu Đăng, hy sinh năm 1967 trong khi đang đi trực chiến. Ông là y tá chính đầu tiên và là Trưởng ban cứu thương của xã Cẩm Thành. Khi đang trực kho thuốc thì ông bị trúng bom, ngôi nhà của ông bà cũng bị san phẳng. Từ nơi trú ẩn bước lên, chồng mất, nhà cháy, mẹ chẳng còn nghĩ được gì nhiều nữa, chỉ nhìn vào mấy đứa con để mạnh mẽ sống tiếp, chèo chống nuôi con.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Thế rồi tròn 10 năm sau đó, tiếp nối truyền thống vẻ vang của gia đình, khi đang học cấp ba, anh Phạm Hữu Đoàn - người con trai cả đã tình nguyện ra chiến trường. Hai năm đi lính chưa kịp về nhà một lần, tháng 1/1979, anh Đoàn ngã xuống tại chiến trường Campuchia.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Gia đình 4 thế hệ của mẹ Minh sống hòa thuận cùng nhau dưới 1 mái nhà

Như để sống thay cả cuộc đời của chồng và con, nối tiếp những việc làm dang dở của chồng, từ những kinh nghiệm được truyền lại, mẹ Minh trở thành bà đỡ cho hàng trăm phụ nữ trong và ngoài làng “vượt cạn” thành công. Mẹ còn sôi nổi tham gia hoạt động các hội đoàn thể, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Cuộc đời của mẹ là những chuỗi ngày lo toan việc nước, việc nhà; nỗi nhớ thương chất chồng, niềm đau đớn khi có giặc xâm lăng. Nhìn dáng hình mẹ, đôi vai, đôi mắt mẹ..., tôi bất giác tự hỏi: không biết đôi mắt mỏi mòn ấy đã rơi bao nhiêu giọt nước mắt trong thầm lặng, đôi vai ấy không biết đã gánh gồng biết bao nhiêu cơ cực và dáng hình ấy không biết đã chịu đựng biết bao gian truân?

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Nhiều đứa trẻ ngày xưa được mẹ Minh giúp hạ sinh nay đều đã lớn, lại quay về bên mẹ để cảm tạ, tri ân.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Chị Nguyễn Thị Minh - con dâu mẹ Minh: Cách sống của mẹ, nghị lực của mẹ chính là bài học để chúng tôi noi theo.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Nhiều lần, tuổi già, sức yếu và những cơn bạo bệnh tưởng chừng đã quật ngã nhưng chính nghị lực của mẹ và sự chăm sóc của con cháu, gia đình, sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể đã giúp mẹ gượng dậy. Chị Nguyễn Thị Minh - con dâu mẹ Đậu Thị Minh xúc động: “Những ngày tháng 7 này, nhiều tổ chức, cá nhân đến thăm khiến mẹ càng nhớ bố, nhớ anh hơn. Tôi nể phục và yêu thương mẹ nhiều! Hy sinh, mất mát đến vậy mà mẹ vẫn vượt qua để đến bây giờ chúng tôi có được cuộc sống này, có mẹ kề bên. Ngày bố mất, mẹ mới chỉ 30 tuổi, một tay nuôi dạy 4 người con và 1 người em chồng mới chỉ 13 tuổi. Cách sống của mẹ, nghị lực của mẹ chính là bài học để chúng tôi noi theo”.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Những sự ghi nhận, đền đáp của thế hệ hôm nay mong rằng sẽ làm vơi bớt phần nào đau thương, mất mát mà các mẹ đang gánh chịu

Giờ đây, khi chứng kiến quê hương đổi thay từng ngày, mẹ Minh vui lắm. Niềm tin của mẹ vào Đảng, vào cách mạng đã trở thành hiện thực.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Ông Trần Đình Nhàn - Bí thư Chi bộ Hưng Mỹ chia sẻ: “Gia đình mẹ Minh luôn là gia đình văn hóa tiêu biểu, là tấm gương để các hộ trong thôn học hỏi, noi gương. Cả 4 thế hệ chung sống với nhau dưới một mái nhà hòa thuận, con cháu hiếu thảo, thành đạt. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới của thôn, mẹ còn động viên con cháu hiến gần 200 m2 đất, xây hàng rào xanh, làm vườn mẫu...”.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Mẹ vui bởi sự đổi mới hiện nay của quê hương, đất nước

Năm 2014, mẹ Đào, mẹ Minh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những người mẹ anh hùng trong chiến tranh và anh hùng cả trong thời bình khi động viên con cháu tích cực học tập, lao động và cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng...

Dù năm tháng đi qua nhưng sự hy sinh vô cùng to lớn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng mãi mãi được dân tộc khắc ghi. Những sự ghi nhận, đền đáp của thế hệ hôm nay sẽ làm vơi bớt phần nào đau thương, mất mát mà các mẹ đang gánh chịu. Các mẹ mãi là niềm yêu kính, tự hào của toàn thể Nhân dân Việt Nam.

Thiết kế: Thanh Nam

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.