USS Langley: Từ tàu chở than thành tàu sân bay

Trước khi có những hàng không mẫu hạm tối tân nhất hành tinh, nước Mỹ phải trải qua hàng chục năm phát triển, chiếc tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này thậm chí được hoán cải từ... tàu chở than.

uss langley tu tau cho than thanh tau san bay

USS Langley (CV-1/AV-3) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ, nhưng không nhiều người biết rằng, nó vốn được cải biến vào năm 1920 từ chiếc tàu tiếp than USS Jupiter (AC-3), và cũng là chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ vận hành bằng điện.

Lườn của chiếc tàu tiếp than Jupiter được đặt vào ngày 18-10-1911 tại Xưởng Hải quân Mare Island thuộc Vallejo, California trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống William H. Taft. Nó được hạ thủy vào ngày 14-8-1912, được bà Thomas F. Ruhm đỡ đầu; và được đưa vào hoạt động ngày 7-4-1913 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Joseph M. Reeves.

Những con tàu chị em cùng lớp với nó bao gồm chiếc Cyclops, vốn mất tích mà không để lại chút manh mối nào trong khu vực Tam giác Bermuda vào Thế chiến I, cùng các chiếc Proteus và Nereus cũng bị biến mất trên cùng hành trình như Cyclops trong Thế chiến II.

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới 1 kết thúc, nhận thấy việc không có không quân chủ động tham chiến ở châu Âu là một thiệt thòi lớn, một kế hoạch cải biên USS Jupiter thành tàu sân bay đã được bắt tay vào thực hiện.

Jupiter được cải biến thành tàu sân bay đầu tiên của Mỹ tại Xưởng Hải quân Norfolk, Virginia, nhằm mục đích thực hiện các thử nghiệm về hàng không trên biển. Vào ngày 11-4-1920, tên của nó được đổi thành Langley để tôn vinh Samuel Pierpont Langley, nhà thiên văn, vật lý, hàng không học tiên phong của Mỹ; và được đặt ký hiệu thân tàu là CV-1.

Nó được đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 20-3-1922 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Kenneth Whiting. Cái tên Langley được chọn là kết quả của mối hiềm khích lâu dài giữa Orville Wright và Chính phủ Mỹ.

uss langley tu tau cho than thanh tau san bay

Sau khi được cải biên, tàu sân bay USS Langley có độ giãn nước tối đa chỉ còn 13.000 tấn so với 19.300 tấn trước đây của tàu chở than Jupiter. Độ dài của tàu được nâng lên 165 m, lườn rộng 19,9 m và có độ mớm nước 5,8 m.

Sử dụng 3 nồi hơi để quay động cơ điện do GE thiết kế, tàu có dẫn động 2 trục và có khả năng cung cấp sức đẩy tối đa 6.500 mã lực. Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 15 hải lý trên giờ (28,7 km/h).

Tàu có biên chế thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy đầy đủ là 468 người - đây là một con số cực nhỏ và tới ngày nay, các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ đã có biên chế thủy thủ đoàn ít nhất gấp... 10 lần con số này. Tàu được vũ trang với 4 pháo 102 mm và 4 pháo 127 mm.

Lúc này, học thuyết tàu sân bay của Mỹ vẫn còn rất sơ khai nên ngay cả tàu sân bay cũng được mang theo pháo lớn tới như vậy. Về khả năng mang máy bay, USS Langley mang được tối đa 55 máy bay.

Được tiếp tục hoạt động đến Thế chiến II, tàu sân bay Langley tiếp tục tham chiến ở Thái Bình Dương tới tận năm 1942 thì bị đánh chìm bởi máy bay của Hải quân Nhật ở Thái Bình Dương. Ngày 27-2-1942 chính thức là ngày tàu sân bay Langley bị nhấn chìm dưới lòng đại dương.

Thực tế, do chịu hư hỏng quá nặng từ phía Nhật, tàu USS Langley đã bị các tàu hộ tống đánh chìm để tránh việc bị rơi vào tay quân Nhật. Nó bị xóa đăng bạ vào ngày 8-5-1942.

Là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Mỹ và thế giới, Langley là nơi diễn ra nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Ngày 17-10-1922, Đại úy Virgil C. Griffin lái một máy bay đầu tiên, một chiếc Vought VE-7, cất cánh từ sàn tàu.

Cho dù đây không phải là lần đầu tiên một máy bay cất cánh từ một con tàu, cũng như Langley không phải là con tàu đầu tiên được trang bị một sàn cất-hạ cánh, lần phóng này có tầm quan trọng đáng ghi nhớ trong lịch sử Hải quân Mỹ hiện đại; thời đại của tàu sân bay được khai sinh trong lực lượng Hải quân nước này vốn sẽ trở thành một lực lượng tiên phong trong tương lai.

Với Langley đang trên đường đi 9 ngày sau đó, Thiếu tá Godfrey de Courcelles Chevalier lần đầu tiên hạ cánh một chiếc Aeromarine 39B trên tàu sân bay.

Đến ngày 18-11, Trung tá Whiting, điều khiển một chiếc PT, là phi công đầu tiên được máy phóng lên từ tàu sân bay.

Một đặc điểm tương đối độc đáo của Langley là có bố trí một ngăn chứa bồ câu phía đuôi tàu giữa các khẩu đội pháo 127 mm (5 inch)/51 caliber. Bồ câu đã từng được mang theo trên những chiếc thủy phi cơ nhằm chuyển thông điệp từ thời Thế chiến I, và chúng tiếp tục được mang theo trên những máy bay vốn sẽ hoạt động bên trên Langley.

Theo CAND Online

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.