Nhớ làng!

(Baohatinh.vn) - Một buổi chiều mùa đông nơi phố thị, tôi gặp lại người bạn cũ cùng làng. Khi đã vãn chiều, bạn chợt hỏi tôi: “Cậu có nhớ làng không?”. Tôi ngạc nhiên: “Mình đang sống ở làng mà”. “Không. Nhớ làng mình ngày xưa ấy”.

Nhớ làng!

Đám cưới ở làng quê Hà Tĩnh những năm 1990

Tôi trở về và miên man nghĩ về câu hỏi của bạn. Về câu hỏi bạn từng hỏi trước đó nữa, rằng: “Có khi nào chúng ta gặp lại một người cũ từng thân mà nay rất xa lạ không?”. Phải chăng, tôi đã đi xa để trở về gặp một “người thương cũ” mà vì những lý do áo cơm quên bẵng mất rằng “người đó” nay đã khác xưa. Bất chợt, làng tôi của ngày xưa như những thước phim tư liệu hiện về đầy thân thương.

Tôi nhớ những hàng cau cao vút bên hiên nhà mình. Nơi lũ bạn cùng tôi nhặt hoa cau trong buổi sáng mai ngan ngát hương. Nhớ những bờ tre xanh mát rợp bóng chiều hè. Nhớ những hàng dứa dại bên những con đường đất mịn mà ở đó chúng tôi ngồi cạo đất để xây lâu đài hay vùi chân trong đó tìm cảm giác mát mẻ của mẹ thiên nhiên.

Nhớ làng!

Cây cau là một trong những nét đặc trưng của nhiều làng quê ngày xưa.

Nhớ làng xưa, tôi còn nhớ những nếp quen chưa thể phai mờ… Trong nhiều nếp quen thân thương ấy, sâu đậm trong tôi vẫn là kỷ niệm về tình láng giềng ấm áp. Ngày đó, ở làng tôi có tục dành phần cho láng giềng. Tôi nhớ mãi những lần nhà có thứ gì ngon là được sai việc. Mẹ sẽ múc sẵn những bát thức ăn thơm lựng và bảo tôi: “Bát ni mang sang cho nhà bà Điều, bát ni cho ông Bút, còn bát ni cho anh Ngôn…”.

Dù sau khi mang cho láng giềng nhà chẳng còn bao nhiêu nhưng dường như niềm vui được mang đi cho đã khiến tôi không còn nghĩ ngợi đến việc ăn nhiều hay ít nữa. Tôi tin rằng, mỗi lần hàng xóm chia sẻ thức ăn cho láng giềng cũng đều chung một suy nghĩ ấy.

Nhớ làng!

Ngày xưa, hễ nhà nào có đám cưới là cả làng đến làm giúp. Ảnh: Internet

Ngày đó, ở làng tôi còn có lệ hễ trong làng có gia đình nào chuẩn bị làm nhà, làm đám cưới… thì tất cả các thành viên còn lại kẻ ít, người nhiều mang theo gạo, nếp, rượu… đến giúp. Ngày diễn ra việc, họ đến làm giúp mà không hề nghĩ ngợi gì. Nếu nhà ai có chuyện, láng giềng, hàng xóm nào không đến được thì lấy làm áy náy lắm.

Tình láng giềng ở làng tôi ngày đó còn là những lúc mọi người quây quần bên nhau uống nước chè xanh, ăn những thứ quà quê và kể nhau nghe những chuyện tiếu lâm râm ran cười vang khắp xóm… Ấu thơ của tôi và lũ bạn trong làng vẫn khắc sâu gương mặt những người làng thân thương, mộc mạc…

Nhớ làng!

Niềm vui trẻ thơ ngày xưa mỗi dịp có văn công về làng.

Giờ về làng không còn bụi dứa dại ven con đường đất, không còn những bờ rào cây nối nhà này nhà kia mà lũ trẻ chúng tôi ngày ấy nghe tiếng ới của nhau là chui tọt sang nhà bạn ngay tức khắc. Giờ về làng là những con đường bê tông với hàng cây được cắt tỉa. Những ngôi nhà kín cổng cao tường. Đêm đến, ngoài đường vắng lặng trong ánh đèn sáng trưng…

Nhớ làng!

Làng quê ngày nay.

Trong chập chờn giấc mơ sáng nay, tôi bỗng giật mình choàng tỉnh bởi tiếng chuông từ ngôi chùa cổ vọng đến. Không biết sáng nay trong làng có ai giật mình bởi tiếng chuông chùa như tôi. Để rồi lại nhớ một ngôi làng xưa cũ ngay trên chính quê nhà của mình…

  • Nhớ làng!
    Trâu ơi! Có nhớ thương đồng?

    Mỗi lần mùa thu trở về, ghé qua cánh đồng trũng xanh ngút ngàn năn, lác, cỏ lùng và lúa “rai” ấy, lòng tôi lại xốn xang, xúc cảm dâng lên lấp lánh khóe mắt. Dòng ký ức tuổi thơ trong tôi tưởng chừng đã lắng sâu trong cuộc đời, nay trỗi dậy thao thiết. Cánh đồng lặng yên bỗng trỗi gió mênh mang và đàn trâu dặm bùn khô trắng lóa như đang hiện lên ràn rạt gặm cỏ…

  • Nhớ làng!
    Bóng làng thân thương…

    Một lũy tre cong cong dập dềnh trong gió, dáng bà tất tả gánh gồng trên triền đê, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng bước chân con mèo mướp vụt chạy trên mái tranh, tiếng lao xao nói cười trên bến nước… làng quê Hà Tĩnh thường trở về trong tôi bằng những hình ảnh thân thương, gần gũi như thế, níu kéo như thế, dẫn dụ như thế…

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.