U23 Việt Nam khiến U23 Indonesia “không biết đằng nào mà lần” khi mặc áo chỉ có số, không in tên trong trận mở màn bảng A SEA Games 31.
Ở trận đấu mở màn gặp U23 Indonesia tối ngày 6/5, U23 Việt Nam mặc trang phục truyền thống màu đỏ. Tuy nhiên, có một chi tiết khá đặc biệt là trên áo đấu của U23 Việt Nam chỉ có số, không có tên cầu thủ như thường lệ. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho nhiều người trong việc nhận diện, gọi tên lứa cầu thủ còn mới toanh của U23 Việt Nam tại SEA Games 31.
U23 Việt Nam là đội bóng duy nhất trong 4 đội tại bảng A không in tên trên áo đấu của cầu thủ. Áo đấu của U23 Indonesia, U23 Philippines và U23 Timor Leste đều có tên và số đầy đủ. Được biết, việc không in tên cầu thủ lên áo đấu nằm trong tính toán của BHL U23 Việt Nam.
U23 Việt Nam là đội duy nhất ở bảng A ra sân với áo không có tên trên lưng áo - Ảnh: Đức Cường
Theo điều lệ, tại môn bóng đá nam SEA Games 31, các đội tuyển bắt buộc in số áo lên trang phục thi đấu, nhưng không bắt buộc in tên. U23 Việt Nam chọn không in tên để thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị quần áo đấu cho những nhân sự lên thay thế hoặc bổ sung trong trường hợp đặc biệt. Ở SEA Games 31, các đội bóng được phép bổ sung 15 cầu thủ trong trường hợp có chấn thương, hoặc nhiễm Covid-19.
Bên cạnh việc thuận tiện cho việc đăng ký bổ sung nhân sự, HLV Park Hang Seo cũng muốn các đối thủ khó bắt bài được U23 Việt Nam. Trong các buổi tập trước khi vào giải, nhà cầm quân người Hàn Quốc cũng cho các học trò mặc áo thi đấu không in số, in tên tập luyện.
Ở SEA Games 31, các cầu thủ U23 Việt Nam cũng đăng ký những số áo không phải quen thuộc của mình. Ví dụ Tiến Linh mặc áo số 9 (trước là 22), Hùng Dũng mặc áo số 8 (trước là 16), Thanh Bình mặc áo số 4 (trước là 5).
Giải Bóng chuyền hơi cán bộ, công chức, viên chức - người lao động huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi và học hỏi lẫn nhau giữa các đơn vị.
Để chinh phục đỉnh núi Minh Tự, các vận động viên ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phải vượt qua quãng đường dài hơn 800m, độ cao khoảng 800m và 231 bậc cầu thang, 51 chiếu nghỉ.
Sau gần 1 ngày tranh tài sôi nổi tại Lễ hội Đua thuyền trên sông Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), 2 đội nam và nữ của thị trấn Phố Châu cùng giành giải nhất.
Trong ngày khai hội chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian... tạo không khí vui nhộn, hào hứng, níu chân du khách gần xa.
Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tổ chức các hoạt động thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân góp phần gắn kết tình cảm cộng đồng, tạo không khí hân hoan ngày đầu năm mới.
Hàng nghìn lượt người dân đổ về dòng sông Minh để xem và cổ vũ nhiệt tình cho các đội tranh tài tại lễ hội đua thuyền truyền thống phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nguyễn Lê Quỳnh Chi (SN 2002, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lần đầu tiên ghi danh vị trí số 1 thế giới khi giành HCV tại Giải vô địch thế giới môn Pencak Silat năm 2024 ở hạng cân 80kg.
Năm 2024, thể thao Hà Tĩnh đã gặt hái nhiều kết quả ấn tượng. Trong thành quả ấy, ngoài nỗ lực tỏa sáng của các gương mặt quen thuộc còn có sự đóng góp của nhiều người trẻ - những vận động viên kế cận đầy triển vọng.
Có mặt tại Hà Tĩnh từ năm 2015, đến nay, môn võ Vovinam đã thu hút hàng ngàn người tập luyện, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển.
Giành được số lượng huy chương kỷ lục, năm 2024, thể thao Hà Tĩnh tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước. Kết quả này tạo đà bứt phá cho thể thao tỉnh nhà trong năm 2025.
Từng ước mơ trở thành cô giáo, nhưng “cú rẽ” bất ngờ đã đưa Lê Thị Linh Đan (SN 2009, trú xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) trở thành võ sĩ karate và gặt hái được nhiều huy chương.
Tại Gala Cúp Chiến thắng lần 8 năm 2024, đoàn thể thao Hà Tĩnh có một VĐV được vinh danh ở hạng mục đồng đội của năm, 2 VĐV người Hà Tĩnh được vinh ở hạng mục VĐV của năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp đón Đội tuyển Bóng đá nam quốc gia và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho đội tuyển và 6 cầu thủ sẽ được trao Huân chương Lao động hạng Ba.
7 năm gắn bó với đua thuyền, vận động viên Lê Thị Phương (SN 2003, xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) đã mang về gần 40 huy chương, trở thành trụ cột đội đua thuyền tỉnh nhà và đội tuyển quốc gia.
Những năm qua, CLB Thành Sen (TP Hà Tĩnh) trở thành nơi truyền lửa đam mê cầu lông cho nhiều thế hệ trẻ, góp sức xây dựng phong trào cầu lông của tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Đại hội Điền kinh - Thể thao học sinh phổ thông Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất cho các em học sinh, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.
Hơn 10 ngàn ghế ngồi đang được lắp bổ sung trên khán đài A, B và lắp cho 2 khán đài C, D của SVĐ Hà Tĩnh từ ngày 19/12, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/12.
Với quy mô hơn 1.100 VĐV, Hà Tĩnh Half Marathon 2024 không chỉ là một sân chơi thể thao bổ ích, mà còn là một cơ hội quảng bá hình ảnh về con người, văn hóa, du lịch và phát triển kinh tế của TP Hà Tĩnh.
Giải chạy Hà Tĩnh Half Marathon 2024 đã trở thành lễ hội thể thao đầy hứng khởi, gắn kết cộng đồng, khuyến khích lối sống lành mạnh và tinh thần vượt qua giới hạn bản thân.
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, giải thi đấu thể thao của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã thành công tốt đẹp, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị rèn luyện sức khỏe, thắt chặt mối đoàn kết.
Tham gia giải đấu thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) có gần 500 vận động viên đến từ các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan bộ chỉ huy và các đơn vị trực thuộc.