Hướng tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn

(Baohatinh.vn) - Với mục tiêu hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch, an toàn và bền vững, những năm qua, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị, địa phương.

Từ xưa, người nông dân đã coi “nhất mẫu trạch bằng bách mẫu điền” để khẳng định vai trò của kinh tế vườn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh 19 tiêu chí do T.Ư ban hành, tỉnh còn bổ sung, yêu cầu các đơn vị thực hiện tiêu chí thứ 20 “xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu”. Trên cơ sở đó, Hội Làm vườn và trang trại tỉnh thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) nhằm tạo ra những phương pháp thực hiện và tiêu chuẩn cụ thể.

Trồng rau sạch ở HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên)

Trồng rau sạch ở HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên)

Ông Nguyễn Xuân Tình - Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại tỉnh cho biết: Căn cứ các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, hội đã phối hợp cùng Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng 5 tiêu chí cụ thể trong bộ tiêu chí vườn mẫu. Cũng theo ông Tình, sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe hơn nhiều so với những tiêu chuẩn VietGAP; nhất là không cho phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học trong sản xuất trồng trọt mà chủ yếu sử dụng các loại thuốc sinh học trừ nấm, trừ sâu hoặc chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên trong chăn nuôi. Qua nhiều nghiên cứu, khảo nghiệm, hội đã hình thành được các bộ giáo trình trồng, chăm sóc một số cây rau như: cải bẹ, mướp ngọt, bí xanh và vật nuôi theo các bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Bộ NN&PTNT.

Bằng các hình thức canh tác mới, sử dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình trồng mẫu đều thu được kết quả tốt. Thu nhập của người dân cao gấp gần 10 lần so với trồng lúa trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, kết quả của dự án đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng chuồng trại, ứng dụng bẫy sâu bọ và các loại thuốc sâu sinh học. Người dân thay đổi tư duy sản xuất, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa, đặc biệt là nông sản của người dân càng tăng cao.

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa, đặc biệt là nông sản của người dân càng tăng cao.

Trưởng thôn Tân An (Cẩm Bình) Nguyễn Xuân Tòng cho biết, việc Hội Làm vườn và trang trại thực hiện dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình làm vườn đã góp phần tạo nên phong trào trong nhân dân và lan tỏa đến nhiều địa phương khác. Từ 10 hộ dân tham gia thực hiện thí điểm, đến nay, toàn thôn đều sản xuất rau theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Hiện, tính trung bình mỗi ngày, thôn có nhu cầu xuất ra thị trường khoảng 2-3 tấn rau, củ, quả các loại, 500 trứng gà, 50 kg gà thịt. Tuy nhiên, người làm vườn còn băn khoăn bởi giá các sản phẩm nông sản theo hướng hữu cơ không chênh lệch so với các sản phẩm khác trên thị trường do chưa có thương hiệu, trong khi chi phí và công sức sản xuất, chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều so với các loại rau, con khác trên thị trường.

Hiện tại, Hội Làm vườn và trang trại tiếp tục hỗ trợ người dân ký các hợp đồng tiêu thụ rau vào Khu kinh tế Vũng Áng và giới thiệu sản phẩm đến các trường mầm non, nhà bếp các cơ quan, tổ chức, siêu thị. Bên cạnh đó, UBND xã Cẩm Bình thành lập HTX trồng rau, hỗ trợ kinh phí mua phương tiện vận chuyển để tiêu thụ sản phẩm.

Trồng rau hữu cơ khác biệt với các phương thức khác do phải tuân thủ nguyên tắc “4 không”: không sử dụng phân bón hóa học và phân người; không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất diệt cỏ; không sử dụng các chế phẩm biến đổi gen. Người sản xuất phải tuân thủ 24 tiêu chuẩn cơ bản về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do Bộ NN&PTNT ban hành (Các tiêu chuẩn này đã được Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế công nhận từ tháng 9/2015).

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.