Chọn danh nhân thờ tự ở Văn Miếu phải tôn vinh đạo học của người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 13/10, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo TP Hà Tĩnh chủ trì hội nghị bàn phương án bài trí thờ tự nội thất nhà bái đường và chọn danh nhân thờ tự, sử dụng câu đối hoành phi trong Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng dự.

chon danh nhan tho tu o van mieu phai ton vinh dao hoc cua nguoi ha tinh

Văn Miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) có diện tích 1,67ha với mức đầu tư hơn 74 tỷ đồng. Công trình được xây dựng từ cuối năm 2014 bằng nguồn vốn ngân sách và đóng góp xã hội hóa. Đến nay, nhiều hạng mục như 4 cổng phụ, nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan, tả vu, hữu vu và một số hạng mục phụ trợ làm điểm nhấn đã được xây dựng hoàn thành cơ bản.

Để sớm đưa di tích vào hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, UBND thành phố Hà Tĩnh đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa và can bộ, nhân dân trên địa bàn nhằm xây dựng phương án bài trí thờ tự tại Khu di tích Văn Miếu.

chon danh nhan tho tu o van mieu phai ton vinh dao hoc cua nguoi ha tinh

Giáo sư Đặng Văn Bài – Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa: “Các danh nhân được chọn đúc tượng thờ tự tại gian chính nhà bái đường là những đại diện tên tuổi có công lao to lớn góp phần tôn vinh đạo học của Hà Tĩnh”

Sau khi tham quan thực địa không gian, kiến trúc Khu di tích Văn Miếu và nghe báo cáo các phương án của UBND thành phố Hà Tĩnh, các đại biểu, trong đó có các chuyên gia nghiên cứu văn hóa đã có nhiều ý kiến phát biểu và cơ bản thống nhất với các phương án bài trí thờ tự tại gian chính nhà bái đường: sẽ chọn thờ long ngai, bài vị Khổng tử; đúc tượng đồng thờ tự 5 vị danh nhân (Chu Văn An, Nguyễn Huy Oánh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Đại thi hào Nguyễn Du). Trong đó, mỗi vị danh nhân có một câu đối kèm theo 6 hoành phi Hán Nôm (Hiền tài quốc gia chi nguyên khí; Chí tất thành; Nhân vi bản; Đức lưu quang; Vạn thế sư biểu; Đức bị nhân toàn).

chon danh nhan tho tu o van mieu phai ton vinh dao hoc cua nguoi ha tinh

Tiến sĩ Đặng Duy Báu - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy: “Lựa chọn danh nhân thờ tự tâm linh phải tiêu biểu nhằm tôn vinh đạo học của người Hà Tĩnh, phát huy giá trị giáo dục truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước”.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, tên công trình đã được xác định trước khi lập dự án. Phương án lựa chọn các danh nhân thờ tự trong Khu di tích Văn Miếu được thông qua tại hội nghị này là kết quả trưng cầu ý kiến của các cơ quan chuyên ngành, các nhà nghiên cứu văn hóa và cán bộ nhân dân trên địa bàn.

chon danh nhan tho tu o van mieu phai ton vinh dao hoc cua nguoi ha tinh

"Văn Miếu nên thờ Khổng tử tượng và danh nhân, các bậc hiền tài đã có công làm rạng rỡ truyền thống đạo học của người Hà Tĩnh. Đề nghị thành phố tranh thủ các chuyên gia di sản văn hóa, nghiên cứu thêm việc sắp xếp vị trí các hạng mục công trình hồ bán nguyệt, cổng chính sao cho hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc của di tích".

chon danh nhan tho tu o van mieu phai ton vinh dao hoc cua nguoi ha tinh

Nhà văn Đức Ban - nguyên Giám đốc sở VHTT&DL: “Tổ chức bài trí thờ tự cần quan tâm không gian sinh hoạt Văn hóa cộng đồng góp phần phục hồi, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh xưa và nay”

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định: Văn Miếu Hà Tĩnh là nơi lưu danh các bậc hiền tài. Công trình được trùng tu, tôn tạo sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Hà Tĩnh địa linh nhân kiệt.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND thành phố Hà Tĩnh sẽ tiếp thu, tập hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp của đại biểu để trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định. Đề nghị chính quyền địa phương tổ chức công tác vệ sinh môi trường khuôn viên di tích; tiếp tục kêu gọi xã hội hóa, trồng phát triển thêm cây xanh; quan tâm không gian sinh hoạt cộng đồng, đường vào di tích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.