Đảng bộ Hà Tĩnh qua XVII kỳ đại hội

(Baohatinh.vn) - Không lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cũng ra đời. Từ đó đến nay, trải qua XVII kỳ đại hội, Đảng bộ tỉnh không ngừng lớn mạnh, vững vàng chèo lái con thuyền Hà Tĩnh vươn ra biển lớn. Báo Hà Tĩnh điện tử giới thiệu tóm tắt về các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 1930 đến nay.

Đảng bộ Hà Tĩnh qua XVII kỳ đại hội ảnh 1
Tổng duyệt phần nghi thức và màn hát múa chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ I tiến hành vào trung tuần tháng 9/1930 tại xã Phù Việt (Thạch Hà). Tham dự đại hội có 20 đại biểu thay mặt cho 376 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 7 ủy viên; đồng chí Nguyễn Thiếp được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ II tiến hành vào ngày 14/4/1938 tại Đan Chế (Thạch Hà) gồm đại biểu của 5 huyện, đại diện cho 90 đảng viên về dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 6 ủy viên; đồng chí Trần Giáp được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ III tiến hành vào ngày 12/12/1945 tại thị xã Hà Tĩnh; dự đại hội có 32 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 11 ủy viên; đồng chí Nguyễn Thái được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ IV tiến hành vào tháng 4/1949 tại Thượng Lộc (Can Lộc). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 23 ủy viên; đồng chí Hà Uyên được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ V tiến hành từ ngày 26/6 - 3/7/1951 tại Sơn Diệm (Hương Sơn), với 116 đại biểu tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 23 ủy viên; đồng chí Nguyễn Sáng được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ VI tiến hành từ ngày 23/6 - 1/7/1960 (vòng 1); từ 26/2 – 7/3/1961 (vòng 2) tại thị xã Hà Tĩnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 25 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Xuân Linh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ VII tiến hành từ ngày 29/8 – 6/9/1963 tại thị xã Hà Tĩnh. Tham dự đại hội có 266 đại biểu, thay mặt cho hơn 4 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 28 ủy viên, đồng chí Nguyễn Xuân Linh được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ VIII tiến hành từ ngày 2 – 9/4/1972 tại xã Thạch Thanh (Thạch Hà). Tham dự đại hội có 256 đại biểu thay mặt cho 5,5 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Tiến Chương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đảng bộ Hà Tĩnh qua XVII kỳ đại hội ảnh 2

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII

Đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh lần thứ IX tiến hành từ ngày 12 – 21/1/1976 (vòng 1); từ ngày 9 – 12/7/1977 (vòng 2) tại TP Vinh. Dự đại hội có 611 đại biểu thay mặt cho hơn 15 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 39 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh lần thứ X tiến hành từ ngày 11 – 17/12/1979 tại TP Vinh. Tham dự đại hội có 354 đại biểu, thay mặt cho 15 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45 ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết; đồng chí Trương Văn Kiện được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh lần thứ XI tiến hành từ ngày 11 – 19/1/1982 (vòng 1); từ 22 – 26/3/1983 (vòng 2) tại TP Vinh. Tham dự đại hội có 485 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 51 ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh lần thứ XII tiến hành từ ngày 29/10 – 3/11/1986 tại TP Vinh với 617 đại biểu tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 51 ủy viên chính thức, 16 ủy viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XIII tiến hành từ ngày 20 - 22/1/1992 tại TX Hà Tĩnh có 224 đại biểu đại diện cho hơn 6 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 42 ủy viên; đồng chí Trần Quốc Thại được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XIV tiến hành từ ngày 8 – 10/5/1996 tại TX Hà Tĩnh. Tham dự đại hội có 250 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 ủy viên; đồng chí Đặng Duy Báu được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XV tiến hành từ ngày 4 – 6/1/2001 tại TX Hà Tĩnh. Tham dự đại hội có 279 đại biểu, thay mặt cho hơn 6,7 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 ủy viên; đồng chí Đặng Duy Báu được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVI tiến hành từ ngày 9 – 11/12/2005 tại TX Hà Tĩnh. Tham dự đại hội có 298 đại biểu, thay mặt cho hơn 7,5 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 49 ủy viên; đồng chí Trần Đình Đàn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 6/2007, đồng chí Trần Đình Đàn được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVII tiến hành từ ngày 9 – 11/9/2010 tại TP Hà Tĩnh. Tham dự đại hội có 348 đại biểu, thay mặt cho trên 8,4 vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 55 ủy viên; đồng chí Nguyễn Thanh Bình được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 2/2015, đồng chí Nguyễn Thanh Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.

(Tổng hợp theo tài liệu Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội)

_______

Hiện nay, có tài liệu xem một số hội nghị đảng bộ như đại hội, chúng tôi không có điều kiện nêu ra ở đây.

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...