7 lỗi khi viết email rất nhiều người mắc, gây khó chịu cho người khác

Đừng để mình bị trở thành một kẻ khó chịu thể hiện ngay qua từng bức email gửi cho bạn bè, đồng nghiệp nhé.

Email chắc chắn là một trong những công cụ cần thiết bậc nhất trong công việc sử dụng máy tính và smartphone ngày nay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách viết nó sao cho... người nhận không ghét mình hơn sau khi đọc xong. Vậy thì có những điều gì cần tránh khi viết email? Hãy cùng đi tìm hiểu luôn sau đây.

1. Gửi mail "Khẩn cấp" liên tục

7 loi khi viet email rat nhieu nguoi mac gay kho chiu cho nguoi khac

Thông thường, chúng ta hay đặt tag [KHẨN CẤP] ở đầu tiêu đề mail khi muốn mọi người để tâm làm theo ngay nội dung trong đó. Nhưng cũng giống như cậu bé chăn cừu, nếu như bạn cứ mãi kêu gào khẩn thiết phải chú ý tới mình một cách vô nghĩa, không cần thiết thì sẽ tới lúc mail của bạn không còn sức nặng với người nhận, kể cả khi nó có thật sự khẩn cấp đi nữa.

Vì thế, hãy cân nhắc mà lựa chọn và ưu tiên nội dung một cách chuẩn nhất, để mình không bị gắn mác "còi to" mỗi lần gửi mail nhé.

2. Viết hoa hết mọi chữ cái

7 loi khi viet email rat nhieu nguoi mac gay kho chiu cho nguoi khac

Dù không nói và cũng không có quy định nào liên quan, nhưng thực sự là viết hoa mọi chữ khiến cho bạn như thể đang... quát mắng với người đọc và ra lệnh cho họ vậy.

Cách khắc phục là cứ viết như thường thôi. Sau đó dùng các công cụ đổi màu chữ, bôi đen, in đậm, gạch chân để làm nổi bật nội dung muốn nhấn mạnh. Chẳng phải tốt hơn nhiều sao?

3. Quá suồng sã, tự nhiên

Không phải ai trong danh sách gửi mail, thậm chí là gửi tin nhắn, cũng là người phù hợp để bạn gửi nội dung lời nhắn tự nhiên như khi đang "chém gió" vui vẻ với bạn bè thân thiết cả. Lưu ý lời nói chữ nghĩa trước khi sáng hôm sau, thay vì mail trả lời vấn đề được hỏi thì lại là mail cảnh cáo đấy nhé.

4. Thêm người nhận tùy ý

7 loi khi viet email rat nhieu nguoi mac gay kho chiu cho nguoi khac

Chức năng "Cc", "Bcc" trên mail là để thêm người gửi kèm, họ có thể không phải người chính thức được gửi mail nhưng sẽ vẫn liên quan và thấy được mail đó. Sự khác nhau nằm ở chỗ người được "Cc" có thể thấy được mọi người nhận khác, còn người được "Bcc" thì chỉ biết là mình nằm trong số những người nhận mail, không biết danh tính những người nhận còn lại.

Dù là "Cc" hay "Bcc" thì chắc bạn sẽ không muốn một bức thư trong đó có nội dung nhạy cảm, tế nhị, dù ít hay nhiều, nhưng lại bị người gửi tự tiện thêm ai đó vào danh sách gửi kèm xem cùng được nhỉ.

5. Gửi mail vào lúc... 3h sáng

Biết là không phải lúc nào những mail đó cũng cần đọc và giải quyết luôn vào lúc ấy, nhưng giả như người đó giữ thói quen gửi mail vào khung giờ đó và sau này lại tình cờ có việc quan trọng thật thì sao? Nên nhớ là không phải ai cũng là kẻ tham công tiếc việc, online thâu đêm suốt sáng làm "cú đêm" đâu.

6. Quá rườm rà và vòng vo

7 loi khi viet email rat nhieu nguoi mac gay kho chiu cho nguoi khac

Sững sờ vì khối lượng chữ trong mail

Dù ngắn hay dài, hãy cố gắng chào hỏi đúng cách, ngắn gọn và đi vào nội dung chính càng nhanh càng tốt. Đây không phải là bài tập làm văn cấp 1, khi mà bạn luôn phải hỏi thăm kiểu "Cậu dạo này thế nào? Có khỏe không? Gia đình cậu còn ở đây chứ...". Thay vào đó, hãy đưa ra ngay công việc cần đề cập để tránh mất thời gian của nhau, vì cũng chẳng ai chấm điểm tổng kết cho nội dung bay bổng trong mail đâu.

7. Quá nhiều lỗi chính tả vặt

Vấn đề này thì không phải bàn cãi và giải thích nhiều nữa. Còn nếu chưa hiểu thì cứ thử đặt mình vào vị trí của một người nhận mail mà trong đó toàn lỗi chính tả đi. Nếu như bạn là cấp trên, chắc hẳn câu đầu tiên bạn trả lời mail lại cho nhân viên kia sẽ là "10.000 đồng cho 1 lỗi chính tả, sáng mai lên nộp phạt" đó.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.
Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cả Apple, Samsung và Google đều đang tận dụng AI để thổi luồng sinh khí mới vào các thiết bị di động của họ. Điều này sẽ giúp mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực smartphone.
Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Nếu sóng điện thoại chập chờn, yếu hoặc kết nối không liền mạch, người dùng có thể thực hiện một số cách để cải thiện, như tắt bật chế độ máy bay.
iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

Dù viền màn hình mỏng, nâng cấp về pin và camera có thể khiến iPhone 16 Pro Max tăng kích thước so với thế hệ trước.