Ấn Độ thử thành công tên lửa BrahMos phiên bản hải đối bờ

Ngày 22-4, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Hải quân quốc gia Nam Á này vừa phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản hải đối bờ.

Nguồn tin trên cho biết, tên lửa BrahMos được phóng từ khinh hạm INS Teg nhằm vào một mục tiêu nằm trên đảo ở vịnh Bengal hôm 21-4. Vụ phóng thử sau đó được công nhận là thành công. Đạn tên lửa phóng thử là phiên bản sửa đối của tên lửa hành trình BrahMos cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên bộ với tầm bắn lên tới 300km.

“Vụ phóng thử đầu tiên của phiên bản hải đối bờ của tên lửa hành trình BrahMos sẽ giúp nâng cao đáng kể sức chiến đấu của Hải quân Ấn Độ vừa đưa chúng ta vào danh sách các quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hành trình hiện đại”, đại diện Hải quân Ấn Độ tuyên bố.

an do thu thanh cong ten lua brahmos phien ban hai doi bo

Tên lửa BrahMos..

an do thu thanh cong ten lua brahmos phien ban hai doi bo

Vụ phóng thử tên lửa BraMos phiên bản hải đối bờ mới.

Theo đại diện Hải quân Ấn Độ, phiên bản mới của tên lửa BrahMos phù hợp để trang bị trên các chiến hạm hiện có thuộc lớp Kolkata, Ranvir và Teg. Điều này có được nhờ việc sở hữu công nghệ lõi và tối ưu thiết kế của đạn tên lửa BrahMos.

Mới đây, ngày 11-3, Ấn Độ vừa bắn thử thành công phiên bản nâng cấp của tên lửa BrahMos với tầm bắn được nối tầm lên 400km và tốc độ bay của tên lửa đạt Mach 2.8.

Phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks (Yankhont) của Nga, BrahMos có thể đạt tốc độ từ Mach 2,5 tới 2,8 (Mach – tốc độ âm thanh) và tầm hoạt động đạt 280km. BrahMos có thể tiêu diệt mục tiêu với đầu nổ nặng 200kg. Việc ngăn chặn loại tên lửa nhanh nhất thế giới này là rất khó khăn do tốc độ và các chế độ bay phức tạp của nó. Nga và Ấn Độ đang phát triển phiên bản BrahMos phiên bản nâng cấp với tốc độ bay có thể đạt Mach 5.

Cả Nga và Ấn Độ đều "bật đèn xanh" cho việc xuất khẩu tổ hợp vũ khí này sang nước thứ 3. Giá thành chuyển giao mỗi tổ hợp vũ khí này sang nước thứ 3 được định giá vào khoảng 3 triệu USD. Hiện, nhiều quốc gia đang quan tâm tới khả năng sở hữu tên lửa BrahMos, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á.

Theo QDND

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.