Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

Takashi Nakazawa đến từ Tokyo, Nhật Bản, ghé thăm núi Phú Sỹ gần như mỗi cuối tuần và đã chụp 70.000 tấm ảnh về ngọn núi này suốt 7 năm.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnĐây là bức ảnh đoạt giải của Takashi Nakazawa trên tạp chí National Geographic. Tấm hình được chụp trong mùa hoa anh đào ở Nhật, nhìn từ một ngôi chùa năm tầng ở công viên Arakurayama Sengen, phía xa là núi Phú Sĩ.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnBầu trời lúc bình minh in hình xuống một hồ nước nhỏ nằm dưới chân núi Phú Sĩ.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnNúi Phú Sĩ phát sáng trong ánh trăng, bên dưới là hồ Kawaguchi được thắp sáng bằng đèn đường cao tốc vào lúc nửa đêm.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnBiển mây bao phủ hồ Suwa trong ánh mặt trời buổi sáng. Phía sau là núi Phú Sĩ với góc nhìn từ ngọn núi Takabochi cách đó khoảng 100 km.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnDòng không khí thay đổi trên cao, xung quanh đỉnh núi Phú Sĩ khiến hình dạng những đám mây trở nên độc đáo. Nakazawa ngủ trong xe hơi của mình trong công viên Inokashira, cách núi Phú Sĩ 40 km về phía tây để ngắm những đám mây hình thành ngay trước khi mặt trời mọc.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnCách núi Phú Sĩ khoảng 96 km, cao nguyên Takabochi mang đến cho Nakazawa một khung cảnh ấn tượng.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnNhiếp ảnh gia kể về hoàn cảnh chụp tấm ảnh: “Sau hàng giờ những đám mây dày che khuất đỉnh núi Phú Sĩ, một khoảnh khắc quyết định đã xuất hiện ngay khi mặt trăng vừa mọc lên. Kiên nhẫn là yếu tố quyết định để tạo nên bức ảnh này”.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnNhững bông hoa nở vào mùa xuân tạo nên tiền cảnh đầy màu sắc cho núi Phú Sĩ.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

Nakazawa đã dùng kỹ thuật phơi sáng trong 7 phút để những ngôi sao tạo thành vệt ánh sáng trong ảnh. Nơi anh đứng là con đường mòn trong rừng Ikeno-Chaya.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnDu khách có cơ hội nhìn thấy những bầy thiên nga nhảy múa trước núi Phú Sĩ từ Hồ Yamanaka. Đây là nơi bắt nguồn đam mê của Takashi Nakazawa với ngọn núi này.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnNếu không thể xoay sở để thấy được những con thiên nga thực sự trên mặt nước, bạn có tìm một con thuyền tạo hình thiên nga thay vào đó.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnĐối với bức ảnh này, Nakazawa cho biết đã chờ đợi nhiều giờ trong mưa lớn và sương mù dày đặc để chứng kiến cảnh tượng huyền bí này.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnVào những buổi sáng lạnh giá của mùa đông, sương mù bốc lên từ hồ nước và được ánh bình minh chiếu sáng.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật BảnĐồng cỏ lau phát sáng dưới ánh trăng, phía sau là núi Phú Sĩ.

Bộ ảnh chụp núi Phú Sĩ trong 7 năm của nhiếp ảnh gia Nhật Bản“Kim cương Phú Sĩ” là hiện tượng diễn ra khi mặt trời mọc hoặc lặn ngay trên đỉnh núi khiến nó tỏa sáng rực rỡ như một viên kim cương. Có một lễ hội được tổ chức tại hồ Yamanaka vào ngày này.

Theo VNE

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.