(Baohatinh.vn) - Sau hơn nửa tháng phát động phong trào “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19”, đến nay, ủy ban MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh đã tiếp nhận tiền mặt và hiện vật trị giá 36,055 tỷ đồng.
Hưởng ứng lời kêu gọi, đã có 181 đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ Hà Tĩnh với số tiền hơn 36 tỷ đồng.
Hưởng ứng lời kêu gọi, đã có 181 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ qua Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh bằng hiện vật tương đương gần 1,869 tỷ đồng; tiền mặt gần 16,867 tỷ đồng (trong đó, đã ủng hộ 10,751 tỷ đồng; đăng ký ủng hộ 6,116 tỷ đồng).
MTTQ 13 huyện, thành phố, thị xã cũng đã tiếp nhận tổng số tiền và hiện vật quy đổi là 17,317 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, 5,2 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh để mua sắm hệ thống máy, sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm. Các huyện có số lượng người cách ly tập trung lớn như Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà được hỗ trợ mỗi địa phương 200 triệu đồng.
Cụ Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi, ở phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh mua 2 tấn gạo ủng hộ lực lượng phòng chống dịch Covid-19. Ảnh Hoàng Sơn
Ngoài tiền mặt, các hiện vật là nhu yếu phẩm, thiết bị y tế cũng được người dân ủng hộ cho công tác phòng chống dịch bệnh (Trong ảnh: MTTQ, Hội LHPN huyện Lộc Hà tiếp nhận 1 tấn gạo do vợ chồng chị Cherry Sakura ở TP. Hồ Chí Minh gửi về ủng hộ công tác phòng chống dịch). Ảnh Thái Oanh.
Từ nguồn tiền ủng hộ này, mỗi suất ăn của người cách ly cũng được tăng thêm 10 nghìn đồng/ngày ngoài mức đã được quy định.
Ngoài ra, trong thời gian tới, sẽ hỗ trợ Sở Y tế Hà Tĩnh 2 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho phòng áp lực âm và xe cứu thương phục vụ công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Nguồn tiền ủng hộ sẽ được sử dụng cho việc trang bị thiết bị y tế, hỗ trợ lực lượng chống dịch và người dân cách ly... (Ảnh Bá Tân)
Riêng gạo và các nhu yếu phẩm, Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương phân bổ thêm. Số tiền còn lại từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân dùng để dự phòng phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức mạnh đồng thuận, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị thời gian tới.
Thời gian tới, Hội Luật gia Hà Tĩnh tiếp tục xác định rõ mục tiêu: phát huy tinh thần “Luật gia Việt Nam đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển, hướng về cơ sở”.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
Với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Tháng Công nhân năm 2025 sẽ gắn với “Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động”, tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu, triển khai chương trình “Công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”...
Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Đồng chí Khamtay Siphandone có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Khảo sát kỹ nhu cầu của các hộ dân để lựa chọn phương thức hỗ trợ thiết thực, phù hợp, hội chữ thập đỏ các cấp ở Hà Tĩnh đang chung tay triển khai hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) theo kết luận mới đây của Ban Bí thư.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh dẫn đầu đã đến chúc Tết Bunpimay tới Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bolikhămxay.
Thời gian tới, 2 tỉnh Hà Tĩnh và Bolikhămxay tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của mỗi địa phương.
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong giai đoạn sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng trước hết phải tự đấu tranh với chính mình để nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân.
Việc kết nối dữ liệu hộ tịch điện tử góp phần thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hộ tịch trên môi trường mạng nhanh chóng, giúp giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân Hà Tĩnh.
Trong không khí vui tươi đón Tết cổ truyền Bunpimay 2025, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chúc tình hữu nghị, đoàn kết giữa Hà Tĩnh và Khăm Muồn ngày càng bền chặt.
Bộ Nội vụ sẽ tập trung cao độ tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Sáng 1/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT-TH Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Savannakhet (Lào) cùng khẳng định sẽ tiếp tục cùng nhau đồng hành trong phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ nhau phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Bộ Nội vụ cho biết cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
Báo Hà Tĩnh và Đài PT&TH Hà Tĩnh sau hợp nhất lấy tên gọi là Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh giữ chức vụ Tổng Biên tập.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Phát huy các giá trị văn hóa, di sản, đồng thời với khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng có về công nghiệp - dịch vụ, Hà Tĩnh đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước trở thành tỉnh khá trong khu vực miền Trung và cả nước.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.