Câu chuyện về 3 chiếc ôtô phục vụ Bác Hồ mới được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Mỗi chiếc xe phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.

bao-vat-quoc-gia-xe-oto-5.jpg
Ôtô Zit (ZIS), biển đăng ký HN 481. Kích thước xe: dài 5m92; rộng 1m82; cao 1m75; trọng lượng: 4280kg; màu sắc: đen. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong khuôn khổ Chương trình Xuân Quê hương 2025, sáng 19/1, tại Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia: ba chiếc xe ôtô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969.

Dự buổi lễ có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng một số bộ ngành, doanh nghiệp... và đông đảo kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025.

Theo Ban Tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần cách mạng kiên cường mà còn là tấm gương về tình đoàn kết quốc tế trong sáng.

Những di tích, tài liệu, hiện vật tại Di tích Quốc gia Đặc biệt - Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Người đã gắn bó suốt 15 năm cuối đời, chính là minh chứng sống động, chân thực nhất phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 3 chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 3 chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong hệ thống di tích, tài liệu, hiện vật Khu Di tích hiện đang bảo quản và phát huy giá trị, có ba chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969, vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Mỗi chiếc xe là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.

Cụ thể, chiếc xe Zit, biển số HN 481 là món quà của Đảng Cộng sản Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1954. Với thiết kế bằng thép chịu lực và kính chống đạn, loại xe chuyên dụng này được sản xuất rất hạn chế tại Liên Xô và chủ yếu dành cho các nguyên thủ.

Từ năm 1965, những năm tháng chiến tranh ác liệt, chiếc xe luôn sẵn sàng phục vụ Bác và Bộ Chính trị. Xe được dùng đón các nguyên thủ quốc gia sang thăm Việt Nam để bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Chiếc xe tượng trưng cho tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Liên Xô; biểu hiện của sự đồng hành và hỗ trợ quý báu từ những người bạn quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

Bên cạnh chiếc xe Zit là chiếc xe Pobeda, biển số HN 158 là quà tặng từ Chính phủ Liên Xô năm 1955. Tháng 3/1957, vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao chuyển chiếc xe này sang Văn phòng Phủ Chủ tịch. Xe phục vụ Bác từ đó đến năm 1969. Xe có ưu điểm là rộng, thoáng, gầm cao, máy khỏe, phù hợp đường trường nên thường xuyên phục vụ Bác trong những chuyến công tác tại các địa phương xa Hà Nội. Chiếc xe đã trở thành hình ảnh gần gũi của vị lãnh tụ giản dị, luôn sát cánh cùng đồng bào trong mọi hoàn cảnh.

Cuối cùng là chiếc xe Peugeot 404, biển số HNC 232 là món quà của kiều bào Việt Nam tại Tân Đảo (New Cacedolia và Vanuatu - tên gọi trước đây của các quần đảo, thuộc châu Đại Dương) biếu Bác vào tháng 3/1964.

Giữa năm 1966, sau một lần tai biến nhẹ, sức khỏe Bác có phần giảm sút nên chiếc xe được sử dụng phục vụ Bác di chuyển trong thành phố nhiều hơn. Loại xe này có đặc điểm gầm thấp, máy chạy êm, thuận tiện lên xuống khi chân trái của Người bị yếu.

Chiếc xe chứa đựng tình cảm thiêng liêng của những người con xa xứ dành cho Bác Hồ và quê hương. Trong những năm tháng sống xa Tổ quốc, dù ở nơi đâu, kiều bào ta vẫn một lòng hướng về quê hương, đáp lại lời hiệu triệu của Đảng và Bác Hồ, góp sức vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ôtô Peugeot 404, biển đăng ký HNC 232. Kích thước xe: dài 4m25; rộng 1m40; cao 1m40; trọng lượng: 2300kg, màu sắc: ghi bạc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Ôtô Peugeot 404, biển đăng ký HNC 232. Kích thước xe: dài 4m25; rộng 1m40; cao 1m40; trọng lượng: 2300kg, màu sắc: ghi bạc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ba chiếc xe ôtô đã luân phiên được đồng hành cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong gần 2.000 chuyến đi cơ sở tới rất nhiều địa phương cũng như các công việc thường ngày tại Hà Nội.

Theo lãnh đạo Khu Di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, nhóm Bảo vật Quốc gia - ba chiếc xe ôtô - không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn mang giá trị biểu trưng sâu sắc về tình hữu nghị quốc tế, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của kiều bào và công sức vun đắp cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào của Bác.

Ba chiếc xe là minh chứng sống động về một giai đoạn lịch sử đầy gian lao, bền gan vững chí, quyết giành độc lập, tự do, thống nhất nước nhà đồng thời truyền tải những bài học sâu sắc về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với ba chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào, xúc động của các thế hệ cán bộ, người lao động ở Khu Di tích Bác Hồ đã tận tụy sớm khuya, gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Bác Hồ. Đây là động lực để Khu Di tích tiếp tục thực hiện sứ mệnh bảo tồn, lan tỏa di sản Hồ Chí Minh tới công chúng trong và ngoài nước, góp phần giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế cũng như lòng yêu nước sâu sắc của dân tộc.

Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với ba chiếc xe ôtô nêu trên vừa là sự tôn vinh giá trị di sản vừa khẳng định mạnh mẽ sức sống trường tồn của tinh thần đoàn kết dân tộc và tình hữu nghị quốc tế mà Bác Hồ đã đặt nền móng vững chắc.

Các đại biểu nghe giới thiệu về 3 chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Các đại biểu nghe giới thiệu về 3 chiếc xe ôtô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1969. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Lần đầu tiên sau 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vinh dự có hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đây chính là niềm vinh dự, tự hào đồng thời khẳng định giá trị cao cả của chặng đường hơn nửa thế kỷ các thế hệ viên chức, người lao động Khu Di tích đã âm thầm gìn giữ, phát huy di sản của Bác Hồ để lại.

Buổi lễ càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ và chào đón kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trong Chương trình Xuân Quê hương 2025 về thăm ngôi nhà của Bác.

Nhiều năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi thường xuyên đón tiếp các đoàn kiều bào về quê ăn Tết đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức lễ thả cá chép truyền thống tại Ao cá Bác Hồ. Tình cảm kính dâng Bác Hồ cùng tấm lòng hướng về Tổ quốc của kiều bào là những bông hoa góp phần làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng đại biểu kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; dâng hương tại Điện Kính Thiên trong Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Nhà 67. Đoàn kiều bào cũng đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Theo chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ chúc Tết kiều bào, đánh trống hội khai Xuân trong Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia dành cho toàn thể kiều bào về dự.

Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam-Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18-20/1 với nhiều sự kiện phong phú và ý nghĩa. Đây là một sự kiện văn hóa-chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và luôn được bà con kiều bào chờ đón mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Chương trình năm nay thu hút được sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón Tết./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...