Việc nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng trên cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Mỗi người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang vận dụng kinh nghiệm, lên phương án, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trong mùa nắng nóng 2024.
Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát là nơi lưu giữ, bảo tồn gần 450 cây giống S0, S1 đặc sản đặc hữu của Hà Tĩnh và là nơi đã sản xuất hàng triệu cây giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất của Nhân dân.
Thay vì dùng thuốc trừ sâu, nông dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) nuôi kiến vàng để bảo vệ cây ăn quả. Những đàn kiến vàng được nuôi trong vườn cây ăn quả đã trở thành “vệ sỹ” khống chế các loài sâu bọ gây hại.
Dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Hùng Thái đã mạnh dạn đầu tư và gặt gái thành công từ mô hình trang trại tổng hợp ở vùng Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Bỏ phố về rừng lập nghiệp, sau thời gian chịu khó khai khẩn, xây dựng, vợ chồng anh Trần Thanh Nhàn (thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có cơ ngơi cho thu nhập cao, khiến nhiều người mơ ước.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích các loại cây ăn quả lên 350 ha trong 3 năm tới để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm vườn và từng bước khắc phục tình trạng trồng tự phát, quy mô manh mún như trước đây.
Trong khuôn khổ dự án SIPA Hà Tĩnh, từ ngày 20 - 22/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam trao hỗ trợ gần 27.000 cây giống ăn quả cho hội viên, nông dân tại 4 huyện.