Chế tạo thành công máy tạo nhịp tim có kích cỡ nhỏ hơn hạt gạo

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, máy tạo nhịp tim siêu nhỏ không có dây và chỉ dày 1mm, dài 3,5mm, vừa với đầu ống tiêm, được ghép nối với một miếng dán mềm trên ngực bệnh nhân.

nhip-tim.jpg
Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới có kích thước chỉ ngang một hạt gạo. (Nguồn: SA).

Ngày 2/4, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát triển thành công máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới với kích cỡ nhỏ hơn một hạt gạo. Với kích cỡ này, máy có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm và điều chỉnh tự động bằng ánh sáng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, máy tạo nhịp tim siêu nhỏ không có dây và chỉ dày 1mm, dài 3,5mm, vừa với đầu ống tiêm.

Máy được ghép nối với một miếng dán mềm trên ngực bệnh nhân. Khi miếng dán phát hiện nhịp tim không đều, nó sẽ tự động nhấp nháy đèn để báo cho máy tạo nhịp tim hoạt động.

Cơ chế cung cấp năng lượng cho máy tạo nhịp này là dùng pin sơ cấp (galvanic), sử dụng chất lỏng của chính cơ thể để chuyển đổi năng lượng hóa học thành xung điện kích thích tim. Cho đến nay, máy tạo nhịp tim đã hoạt động hiệu quả trong các thử nghiệm trên chuột, chuột cống, lợn, chó và mô tim người trong phòng thí nghiệm.

Ngoài việc cho phép cấy ghép bằng cách tiêm, máy tạo nhịp cũng ghi nhận bước đột phá khi được thiết kế có thể "hòa tan" vào cơ thể khi không còn cần thiết, giúp bệnh nhân không phải phẫu thuật xâm lấn để lấy ra.

Các máy tạo nhịp tim hiện tại đòi hỏi phẫu thuật để khâu điện cực vào cơ tim và lắp dây nối với thiết bị có nguồn điện trên ngực bệnh nhân. Vì thế, khi tháo thiết bị sẽ phải rút dây và có thể gây ra tổn thương.

Tác giả nghiên cứu John Rogers của Đại học Northwestern (Mỹ) ước tính máy tạo nhịp tim mới có thể được đưa vào thử nghiệm trên người trong vòng 2-3 năm tới. Máy có thể được sử dụng cho các trẻ em dị tật tim bẩm sinh cần máy tạo nhịp tim tạm thời hay dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi cần phục hồi nhịp tim bình thường sau phẫu thuật tim.

Mặc dù còn nhiều năm nữa mới được thử nghiệm trên người nhưng máy tạo nhịp tim không dây mini mới đã được ca ngợi là "bước đột phá mang tính chuyển đổi" không chỉ trong ngành tim mạch, mà còn có thể thúc đẩy tiến bộ trong các lĩnh vực y học khác.

Nhà nghiên cứu Bozhi Tian cho biết sự thay đổi mô hình trong việc tạo nhịp tim tạm thời và y học điện tử sinh học có thể mở ra nhiều khả năng vượt xa trong lĩnh vực tái tạo thần kinh, chữa lành vết thương và cấy ghép thông minh tích hợp./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.