“Chung một dòng sông” - Nhịp cầu kết nối trái tim những người con đất Việt

50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị cũng là chừng đó năm cây cầu Hiền Lương chứng kiến những thay đổi của lịch sử, của đất nước. Khát vọng “chung một dòng sông” nay đã thành hiện thực, còn khát vọng kết nối tình yêu quê hương, tinh thần dân tộc của những người con đất Việt từ khắp thế giới vẫn mãi chảy không ngừng.

Tinh thần đó được thể hiện trong chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông” do Báo Nhân Dân, Truyền hình Nhân Dân tổ chức, sẽ diễn ra vào tối 26/4 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội.

“Chung một dòng sông” - Nhịp cầu kết nối trái tim những người con đất Việt

Đây là chương trình giao lưu truyền hình đặc biệt, một bản hòa tấu ca ngợi tinh thần dân tộc, khát vọng hòa bình và tình yêu quê hương, cội nguồn. Đất nước hoàn toàn thống nhất đã 47 năm. Những vết thương về tâm lý sau chiến tranh đối với người Việt trong nước cơ bản đã lành. Sự kết nối giữa người Việt xa xứ và người Việt trong nước ngày càng gắn bó. Tinh thần dân tộc, cội nguồn quê hương dù ở bối cảnh lịch sử nào, không gian nào cũng góp phần giúp con người vượt qua nghịch cảnh, gắn bó yêu thương.

Với 5 trục nội dung chính: Khát vọng, hạt giống hòa hợp vượt qua chia cắt - Tình yêu quê hương, xứ sở - Chung tay xây dựng, phát triển, giữ gìn đất nước - Cùng chung tiếng Việt yêu thương - Thế hệ mới, cội nguồn xưa, chương trình nhằm hướng tới thông điệp “Hòa hợp, đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước”.

Chương trình với các hoạt động chính diễn ra vào lúc 20 giờ tối 26/4 tại Hà Nội. Điểm dẫn chuyện thứ hai đặt tại cầu Hiền Lương và một số địa danh lịch sử tại Quảng Trị. Chương trình do nhà báo Trần Đăng Tuấn thực hiện phần kịch bản văn học, kịch bản truyền hình do nhà báo Sao Mai thực hiện. Phần biên tập và đạo diễn do Khánh Sơn, Hồng Nhung, Trọng Hải thực hiện. Nhà thơ, nhà báo Trần Hữu Việt đảm nhiệm phần dẫn chuyện ở cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị.

Tham gia chương trình gồm nhiều nghệ sĩ tên tuổi như NSND Quốc Hưng, các ca sĩ Anh Thơ, Ánh Tuyết, Thanh Thanh, Bạch Trà, rapper Quốc Trung, nhóm Oplus, các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, vũ đoàn HT, và đặc biệt là ca khúc “Xin chào Việt Nam” của ca sĩ Quỳnh Anh như một lời tâm tình từ những người con xa quê…

Điểm đặc biệt nhất của chương trình là những câu chuyện được kể xen kẽ giữa các tiết mục nghệ thuật.

Đó là câu chuyện của những người con xa quê hương, kể về tình yêu quê hương, cội nguồn dân tộc có vai trò quyết định như thế nào đối với cuộc đời họ…

Đó là câu chuyện cảm động về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Câu hò trên bến Hiền Lương”, do nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác. Năm 1956, một buổi chiều, nhạc sĩ Hoàng Hiệp gặp người gác đèn biển ở Cửa Tùng. Người ấy nhìn sang bờ nam sông Bến Hải, nói rằng: “Vợ con tôi ở bên đó. Có những chiều tôi nhìn thấy người đi bán cá giống như vợ con tôi. Tôi cố gọi, nhưng làm sao người bên kia nghe thấy được”. Nói xong, người gác đèn ngồi im như tượng. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp lặng đi, vì ông cũng là người tập kết ra bắc, và người thân của ông còn lại ở trong nam. Đó cũng là những cảm xúc ông đã gửi vào “Câu hò trên bến Hiền Lương”.

Cũng là một câu chuyện âm nhạc, nhưng trong chương trình, lần đầu tiên, câu chuyện của hai ca khúc cùng mang tên “Tình ca” sẽ được cất lên. NSND Quốc Hưng sẽ hát “Tình ca” của nhạc sĩ Hoàng Việt, và nhóm Oplus thể hiện ca khúc “Tình ca” của nhạc sĩ Phạm Duy.

Chương trình còn kể những câu chuyện về tình yêu bị chia cắt hai miền, câu chuyện về tình đồng bào giữa những người lính ở hai bên bờ chiến tuyến. Cuộc chiến đẩy những người lính ở thế một đối đầu nhau, một mất một còn, nhưng họ vẫn mang trong lòng cùng một tình yêu với quê hương và cùng có chung một khát vọng hòa bình.

Cũng trong chương trình, là câu chuyện của một người con xa quê, có quá khứ gắn với cuộc chiến, kể về nỗi nhớ, sự day dứt với quê hương, cùng những suy nghĩ gác lại quá khứ, hướng đến tương lai. Chương trình cũng kể về những doanh nhân người Quảng Trị từ nước ngoài trở về xây dựng, đầu tư tại quê hương, về những đoàn Việt kiều đi thăm Trường Sa, những thay đổi của mảnh đất Quảng Trị sau 50 năm xây dựng và phát triển, trong đó có cả những đóng góp của người Việt Nam từ nước ngoài.

“Chung một dòng sông” không chỉ mang ý nghĩa nước non đã nối liền một dải, cây cầu đã xóa nhòa ranh giới, nối liền hai bờ sông Bến Hải, mà còn mang ý nghĩa nối liền trái tim, tình cảm của những người con đất Việt, dù ở trong hay ngoài nước, bằng cùng một tình yêu quê hương, cùng một tinh thần dân tộc.

Chương trình do Báo Nhân Dân, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân Dân và được các đài phát thanh truyền hình địa phương tiếp sóng.

Nguồn: Nhandan.vn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.