Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong hiu hiu gió lạnh của những ngày cuối năm Canh Tý 2020, trên con phố Phan Đình Phùng (Thành phố Hà Tĩnh), hình bóng “ông đồ” trẻ Sử Thanh Vân hí hoáy bên nghiên mực, gợi nhắc bao người hoài cổ về một khoảng không gian xưa cũ: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua...”

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

“Ông đồ” Sử Thanh Vân sinh năm 1987, là giáo viên dạy mỹ thuật của Trường Tiểu học Hà Tông Mục (xã Tùng Lộc - Can Lộc). Vân được biết đến là một trong những “ông đồ” hiếm hoi, có thâm niên viết thư pháp Việt ở Hà Tĩnh.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Anh Vân cho biết: “Công việc chính của tôi là dạy học nhưng vì niềm đam mê với thư pháp nên tôi đã theo đuổi từ khi còn học phổ thông, rồi đầu tư công sức học hỏi thêm, đến nay cũng đã gần 15 năm gắn bó rồi”.

Sau những giờ lên lớp, anh Vân vẫn thường nhận lời tham gia các sự kiện để “cho chữ”, nhưng tết mới thật sự là dịp để anh thỏa niềm đam mê và thả hồn vào từng nét chữ, khuôn giấy.

Không đầu bạc, da mồi, không guốc mộc, khăn xếp, “ông đồ trẻ” Sử Thanh Vân chỉ giản dị với chiếc áo the mặc cùng quần tây, chân đi giày tây vô cùng hiện đại. Thế nhưng, khi khi ngồi lên manh chiếu nhỏ, hí hoáy mài mực tàu, vung tay phóng nét bút trên khuôn giấy đỏ, Vân cũng ra dáng dấp những ông đồ thuở trước.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Cẩn trọng vuốt tờ giấy phẳng phiu, cẩn thận mài mực, chọn bút, vén tay áo và viết chữ cho khách, anh Vân cho hay: “Có những khách đến yêu cầu viết chữ theo sở thích của mình, nhưng cũng có nhiều người “xin chữ” đúng nghĩa. Sẽ chẳng có một quy định nào trong việc cho chữ, tất cả là tùy vào cảm nhận của mình với người đối diện mà quyết định cho chữ gì mà thôi”.

Nghề viết chữ trông thì đơn giản nhưng thực ra lại lắm nỗi công phu. Đầu tiên là chuẩn bị bộ đồ nghề bao gồm những vật dụng không thể thiếu: bút lông, nghiên mực, giấy gió, nẹp tre để treo chữ, dấu triện... trong đó, bút lông là vật dụng quan trọng nhất.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Nhiều năm trong nghề viết chữ, anh Vân đã thử qua rất nhiều loại bút làm từ các chất liệu khác nhau nhưng anh cho biết, bút làm từ lông thỏ là có độ đàn hồi tốt, sẽ cho nét chữ mềm mại, sắc nét nhất.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Ngoài chất lượng của bút thì kỹ thuật của người viết chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bức tranh chữ. Để có được một tác phẩm thư pháp đẹp, ý nghĩa mà lại phù hợp với thị hiếu của khách hàng, “ông đồ” phải biết sắp xếp bố cục chữ, thơ và hình ảnh minh họa sao cho cân xứng; khi đưa bút phải thực hiện kỹ thuật “viên nét” (tạo độ tròn cho nét chữ) một cách dứt khoát, biết nhấn thả để tạo nét thanh - nét đậm. Bên cạnh đó, người viết chữ cũng phải thuộc nhiều câu đối, thơ để minh họa cho phù hợp với từng đối tượng.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Phố xá những ngày giáp tết tấp nập kẻ bán người mua nhưng người xin chữ thì không nhiều. Cậu bé Nguyễn Hải Phong và bạn mình là Phan Thị Mai Ngân (học sinh lớp 4A - Trường Tiểu học Bắc Hà - TP Hà Tĩnh) theo chân mẹ dạo phố buổi chiều cuối năm. Gian hàng thư pháp của ông đồ trẻ lôi cuốn sự tò mò của hai cô cậu học trò nhỏ.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Hải Phong và Mai Ngân ngồi xếp bằng trên chiếu, háo hức dõi theo từng nét bút của ông đồ và thích thú khi nhận được bức tranh giấy có thảo tên mình cùng những câu thơ ý nghĩa. Hải Phong chia sẻ: “Dù không hiểu nhiều về thư pháp nhưng cháu vẫn rất thích xem ông đồ viết chữ. Được nhận chữ ngày tết, cháu sẽ cố gắng học hành và hy vọng năm mới gặp nhiều điều may mắn, tốt lành”.

Ngoài thư pháp, gian hàng của anh Vân còn có thêm nhiều sản phẩm phục vụ cho ngày tết như hoa quả, lon nước ngọt được viết vẽ đẹp mắt.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Anh Vân chia sẻ: “Thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi và việc xin chữ ngày tết không còn giới hạn trong ý nghĩa nguyên bản của nó nữa. Ngày nay, không còn nhiều người thích chữ thư pháp trên giấy, hơn nữa thiết khế không gian của nhà phố hiện đại cũng không phù hợp cho lối chơi này. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi phải phát triển thêm những hình thức thể hiện mới...”.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

Để viết vẽ chữ trên chất liệu như dưa hấu, quả dừa, lon nước..., anh Vân phải dùng đến một loại sơn màu nước khó phai. Các vật phẩm được quét lên một lớp màu nền bắt mắt, sau đó là những chữ viết mang ý nghĩa cầu bình an may mắn, đi kèm hình ảnh quen thuộc của ngày tết như hoa đào, hoa mai, pháo đỏ...

Dù thể hiện trên chất liệu nào thì người viết vẫn rất chỉn chu trong từng nét bút. Để duy trì niềm đam mê và lưu giữ một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, ngoài những phiên buôn bán cuối năm như thế này thì các “ông đồ” như anh Vân thường mang giấy bút, nghiên mực lên chùa ngày đầu xuân. Với không gian thanh tịnh của chốn tâm linh, du khách dễ phát sinh mong muốn được xin chữ để cầu một năm mới an lành, may mắn, phát tài phát lộc.

Chuyện “ông đồ” thời nay ở Hà Tĩnh

“Ở Hà Tĩnh hiện nay không có nhiều sân chơi cho người viết thư pháp. Chúng tôi vẫn luôn mong muốn thường xuyên có những không gian sinh hoạt văn hóa để thể hiện đam mê, góp phần duy trì phong tục tốt đẹp này” - anh Vân chia sẻ.

Dù không thể “phục dựng” ý nghĩa nguyên bản của nét văn hóa xin chữ ngày xuân, nhưng những “ông đồ” thời nay với mong muốn lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn là một nét chấm phá trầm mặc trong nhịp sống hối hả, xô bồ của cuộc sống hiện đại.

trình bày: huy tùng

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.