Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) rất phấn khởi khi liên tiếp gặt mùa vàng trên những cánh đồng lúa, cùng với đó là nhiều tín hiệu vui đã xuất hiện trên các cánh đồng lương thực ở vùng quê này.
Thời vụ gấp gáp, nguy cơ dịch bệnh tấn công do thời tiết diễn biến thất thường đang khiến các địa phương tại Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2022.
Sau khi cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ xuân, bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh đang nhanh chóng tiến hành gieo cấy vụ hè thu 2022.
Chỉ khi nhìn hình ảnh chụp cánh đồng dưa, bí trải dài trên 18 ha đất cát của anh Dương Đình Lợi (SN 1980, thôn Bàn Hải, xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ thiết bị flycam, chúng tôi mới hình dung đầy đủ nhất sự bao la của nó, cảm nhận rõ về những nỗ lực, quyết tâm, khát khao tích tụ ruộng đất của người nông dân này.
Để triển khai vụ xuân năm 2021, “vựa lúa” Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang đồng loạt ra quân phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn với diện tích 600 ha ở 23 xã/thị trấn.
HTX Hạ Vàng (xã Vượng Lộc, Can Lộc) là đơn vị đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa trên cánh đồng 20 ha, bắt đầu từ vụ hè thu 2020.
Sáng 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành.
Bám sát khung thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống chất lượng cao, chủ động thực hiện đề án sản xuất từ sớm… huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) quyết tâm giành vụ xuân 2020 thắng lợi toàn diện.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà con nông dân xã Thạch Liên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) tích cực huy động nhân lực, máy móc “chạy đua” với thời gian để hoàn thành khâu làm đất, bón phân, xuống giống kịp lịch thời vụ.
Lần đầu tiên, trên những cánh đồng của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xuất hiện máy cấy lúa. Đây được xem là giải pháp mới cho cơ giới hóa nông nghiệp, vừa góp phần giải phóng sức lao động, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.
Hàng chục ngàn hộ nông dân miền núi Hà Tĩnh đã trở thành chủ rừng kể từ khi thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp và rừng của Đảng và Nhà nước. Bằng ý chí và lòng say mê lao động, các chủ rừng này đã tham gia tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nhiều người trong số họ còn “biến” những cánh rừng nghèo kiệt, đồi trọc trở nên xanh tốt, cho thu nhập cao...